Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Nói giảm nói tránh (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Nói giảm nói tránh (trang 108 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ sử dụng cách diễn đạt lịch sự, tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá nặng nề; đau buồn, ghê sợ, tránh thô tục, mất lịch sự.

I. NÓI GIẢM NÓI TRÁNH VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI GIẢM NÓI TRÁNH

1. + Các từ in đậm đều mang ý nghĩa là chết.

+ Tác giả đã chọn cách nói đó với mục đích làm giảm đi sự đau thương, mất mát của sự việc.

2. Từ bầu sữa để diễn đạt câu văn một cách lịch sự, tế nhị, uyển chuyển, không thô tục.

3. Cách nói “Con dạo này học tập không được chăm chỉ lắm” có ý nghĩa nhẹ nhàng, tế nhị hơn.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1:

a, đi nghỉ.

b, chia tay nhau.

c, khiếm thị.

d, có tuổi.

e, đo bước nữa.

Câu 2:

Các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh: a2, b2, c1, d1, e2.

Câu 3:

+ Bài này con làm vẫn chưa được tốt lắm.

+ Chị ấy không được xinh cho lắm, nhưng rất đáng yêu.

+ Lời cô ta nói không được dễ nghe cho lắm.

+ Bài viết này vẫn chưa được chỉn chu.

+ Kế hoạch này viết chưa được sáng rõ.

Câu 4:

Các trường hợp không nên sử dụng cách nói giảm nói tránh:

+ Khi cáo buộc tội phạm.

+ Khi phê bình các lỗi sai nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm.

Bản 2/ Soạn bài: Nói giảm nói tránh (siêu ngắn)

I. Nói giảm nói tránh và tác dụng của nói giảm nói tránh

Câu 1:

Từ ngữ in đậm trong những câu trên "đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê- nin và những vị cách mạng đàn anh khác", " đi", "chẳng còn" đều có ý nói đến cái chết. Cách nói trên có mục đích giảm nhẹ, tránh đi sự mất mát, buồn đau.

Câu 2:

Từ bầu sữa trong câu để phù hợp với ngữ cảnh, làm tăng thêm tính biểu cảm và trên tránh thô tục.

Câu 3:

Trong 2 cách nói thì câu "Con dạo này học tập không được chăm chỉ lắm" là cách nói nhẹ nhàng và tế nhị đối với người nghe.

Luyện tập

Câu 1:

a. Đi nghỉ

b. Chia tay nhau

c. Khiếm thị

d. Có tuổi

e. Đi bước nữa

Câu 2:

Các câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh:

a2) Anh nên hoà đồng với bạn hè!

b2) Anh không nên ở lại đây nữa!

c1) Xin đừng hút thuốc lá trong phòng!

d1) Nó nói như vậy là không có thiện chí.

e2) Hôm qua em có lỗi với chị, em xin chị thứ lỗi.

Câu 3:

Vận dụng cách nói giảm nói tránh để đặt 5 câu đánh giá trong các trường hợp khác nhau:

- Dạo này con chưa được chăn chỉ lắm.

- Hôm nay con làm bài kiểm tra chưa được tốt lắm.

- Cậu sút bóng chưa được chính xác cho lắm.

- Em nấu ăn chưa được đủ vị lắm.

- Anh chưa được khéo tay cho lắm.

Câu 4:

Không nên sử dụng cách nói giảm nói tránh trong trường hợp bắt buộc phải nói đúng sự thật, mức độ của sự việc hoặc cần thiết phải nói thẳng, phù hợp với ngữ cảnh và đối tượng giao tiếp.