Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Nhớ rừng (trang 166 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Nhớ rừng (trang 166 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

5 đoạn:

- Đoạn 1 và đoạn 4: nói lên nỗi uất hận của con hổ khi bị biến thành một thứ đồ chơi trong sở thú ngang với lũ gấu dở hơi, và cảnh tù túng, tầm thường, nhân tạo giả dối trong vườn bách thú.

- Đoạn 2 và 3: hồi tưởng cảnh tượng phóng khoáng, tự do nơi núi rừng một thời oanh liệt.

- Đoạn 5: hoài niệm chốn rừng núi khi xưa với giấc mộng ngàn.

Nội dung bài học

Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ mượn lời một con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét cảnh thực tại tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những áng thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín trong lòng người dân mất nước thuở ấy.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Xem nội dung ở phía trên.

Câu 2:

a b

Cảnh tượng trong vườn bách thú là cảnh tượng rất ngột ngạt, tù túng.

Cảnh rừng núi hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị một thời “ngày xưa”.

Nhận xét việc dùng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu trong các câu thơ đoạn 2 và 3:

+ Đoạn 1: thể hiện tâm trạng căm hờn, chán ngán, uất ức, bất hòa với cảnh thực tại, không chấp nhận làm “thành thứ đồ chơi”, chịu ngang hàng cùng các loại khác của con hổ.

+ Đoạn 4: cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh: cảnh là nhân tạo, giả dối, thấp kém, học đòi.

⇒ Thái độ ngao ngán, chán ghét hiện thực u tối.

+ Đoạn 2+3: miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn rộng lớn, cao cả, hoành tráng. Con hổ lúc còn mang dáng vẻ uy nghi, dũng mãnh, mềm mại.

- Từ ngữ: nhiều động từ mạnh, tính từ gợi hình, làm nổi vật sự hùng vĩ, lớn lao của núi rừng.

- Hình ảnh: Hình ảnh giàu sức gợi, chủ yếu là các hình ảnh nhân hóa, hình ảnh liên tưởng tới sự hùng vĩ của đại ngàn, sự oai linh của chúa tể sơn lâm.

- Giọng điệu: Giọng điệu đầy tự hào, cao ngạo đầy mạnh mẽ đan xen với giọng điệu nhớ thương, uất hận.

c.

- Làm nổi bật sự đối lập, tương phản gay gắt giữa cảnh tượng tù túng trong vườn bách thú, nơi cầm tù với sự tự do, phóng khoáng của rừng núi đại ngàn.

- Thể hiện tâm trạng khinh ghét, chán ngán, căm thù của cảnh thực tại tầm thường, đơn điệu và luôn hoài niệm về một thời oanh liệt xưa kia của con hổ.

⇒ Tâm sự của con hổ cũng chính là tâm sự của người dân chịu cảnh mất nước: tù hãm, nhục nhằn, tiếc nhớ khôn nguôi một thời oanh liệt với những chiến công chống quân giặc ngoại xâm lẫy lừng trong lịch sử dân tộc.

Câu 3:

Tác giả đã mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” là rất phù hợp.

Vì:

- Bày tỏ thái độ chán ngán với cảnh thực tại tù túng, giả dối, tầm thường vừa thể hiện được niềm khát vọng tự do muốn đạt tới sự cao cả, phi thường.

- Hình ảnh con hổ bị nhốt trong cũi sắt chính là biểu tượng của sự giam cầm, mất đi sự tự do.

- Cảnh núi rừng khoáng đạt, hùng vĩ chính là biểu tượng của thế giới rộng lớn, cao cả và tự do.

⇒ Làm tăng thêm tính chất lãng mạn.

Câu 4:

Nhà phê bình Hoài Thanh đã ca ngợi nhà thơ Thế Lữ “như một viên tướng điều khiển cả đội quân Việt ngữ bằng các mệnh lệnh không thể cưỡng lại được”. Đây chính là nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã đạt đến độ chính xác cao:

- Về âm thanh núi rừng Thế Lữ đã cho chúng ta cảm nhận được tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội.

- Điệp ngữ có tác dụng tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những, ... ).

- Câu thơ cân đối, nhịp nhàng khi miêu tả dáng điệu mềm mại, hùng dũng, của con hổ.