Soạn bài: Muốn làm thằng cuội (trang 156 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
+ 2 câu đề: thực tại buồn tẻ, nhàm chán
+ 2 câu thực: cõi mộng tưởng của nhân vật trữ tình
+ 2 câu luận: cuộc thoát li khỏi chốn thực tại bằng mộng tưởng của nhân vật
+ 2 câu kết: viễn cảnh về một cuộc sống hạnh phúc
Nội dung bài học
Bài thơ chính là tâm sự của một con người có tâm trạng bất hòa sâu sắc với thực tại. Nhân vật trong bài thơ muốn thoát li khỏi thực tại buồn chán để lên cung trăng bằng mộng tưởng. Sức hấp dẫn của bài thơ được thể hiện từ hồn thơ lãng mạn pha chút ngông nghênh vô cùng đáng yêu và những sáng tạo trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Tâm trạng chán nản với trần thế xuất phát từ:
+ Nỗi chán chường trước thực tại xấu xa, tầm thường dưới chế độ phong kiến thực dân.
+ Nỗi phẫn chí, uất ức vì không thể thay đổi được thực tại xấu xa đó.
Bất hòa với thực tại u tối nhưng vẫn phải sống với nó.
Câu 2:
Ngông là:
+ Thái độ sống khảng khái, khác biệt, dám nghĩ dám làm.
+ Khí phách và nhân cách hơn đời, không bị lẽ thường ràng buộc.
+ Biểu thị thái độ ngạo nghễ, xem nhẹ cuộc đời.
Cái "ngông" của nhà thơ Tản Đà trong ước muốn được lên cung trăng làm thằng Cuội:
+ Muốn thoát li khỏi trần xấu xa, đầy buồn chán để lên cõi mộng, bầu bạn với chị Hằng
+ Muốn chị Hằng ghì cành đa xuống để mình có thể đi lên.
+ Xem mình là bạn tâm giao, tri kỉ với chị Hằng.
Câu 3:
Cái "cười" có nhiều ý nghĩa
+ Cười để biểu thị niềm vui được thỏa mãn ước mơ được lên cõi mộng tưởng
+ Cười chế giễu cuộc sống trần gian đầy dối gian, giả trá.
+ Cười cay đắng vì trông nhìn thấy mà không thể thay đổi được nó.
Câu 4:
Bài thơ có sức hấp dẫn xuất phát từ:
+ Trí tưởng tượng bay bổng, sự sáng tạo, tạo ra tình huống độc đáo và lạ.
+ Ngòi bút phóng khoáng, “ngông”, thái độ khinh bạc, ngạo nghễ.
+ Sử dụng thể thơ cổ điển nhưng lại làm nổi bật dấu ấn cái "tôi”.
Luyện tập
Câu 1:
Phép đối trong cặp câu 3-4:
+ Hình ảnh: cung quế - cành đa
+ Hành động: ngồi - nhắc
+ Ý: thăm dò “chửa? ” - đề nghị “xin”
Phép đối trong cặp câu 5- 6:
+ Trạng thái: có - cùng
+ Ý: bầu bạn - gió mây, can chi tủi – vui
Phép đối ý vị, nhẹ nhàng, thể hiện niềm khát khao được thoát ly thực tại.
Câu 2:
Qua đèo Ngang | Muốn làm thằng Cuội | |
---|---|---|
Ngôn ngữ | Hoa mĩ, trang trọng, sử dụng các từ ngữ Hán Việt, sử dụng cách chơi chữ đồng âm và từ tượng hình. | Giản dị, gần gũi với khẩu ngữ |
Giọng điệu | Trang nhã, suy tư, trầm buồn | Ngông nghênh, hóm hỉnh |
Bản 2/ Soạn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học (siêu ngắn)
Bố cục
+ 2 câu đề: cuộc sống nơi trần gian buồn tẻ và nhàm chán
+ 2 câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả
+ 2 câu luận: Ước mơ được thoát li khỏi thực tại
+ 2 câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc
Câu 1:
Tản Đà có tâm trạng buồn chán trần thế vì:
- Nỗi sầu đêm thu, ngắm trăng. Đây là nỗi buồn thường tình của người thi sĩ.
- Buồn chán trước cảnh đất nước bị giày xéo, chế độ suy đồi
- Nỗi buồn trước cảnh thiên hạ lầm than, sinh linh đồ thán
- Nỗi buồn vì bế tắc và không thể thay đổi được thực tại, không thể giải phóng “cái tôi” của chính mình.
Câu 2:
- “Ngông”: Làm các việc khác với người thường, khác với lẽ thường tình, thái độ sống bất cần trước cuộc đời. Trong văn chương cái “ngông” thể hiện bản lĩnh của người có tài, có “cái tôi” lớn lao, có mối bất hòa sâu sắc đối với xã hội...
- Cái “ngông” của Tản Đà:
+ cách xưng hô thân mật với chị Hằng, đó là cách xưng hô thân mật với “người cõi tiên”, thậm chí là suồng sã: chị - em.
+ Hành động: Hỏi chị Hằng, bày tỏ ước muốn lên chơi Cung quế, muốn được làm tri kỉ của chị Hằng
+ Giọng điệu suồng sã như những người bạn lâu năm
→ Tản Đà chán chường cuộc sống cõi trần, muốn thoát li thế tục lên cung trăng để tránh xa ưu phiền nhân gian, nơi đầy bất mãn và xấu xa. Tản Đà luôn cảm thấy cô đơn, ông khắc khoải muốn tìm một người tri kỉ để bầu bạn, thấu hiểu nỗi lòng của mình. Cái “ngông” của người có tài nhưng bất mãn trước xã hội thực tại xấu xa.
Câu 3:
Cái cười mang hàm nghĩa:
Cái cười ở đây là để thể hiện niềm vui khi được toại ước nguyện thoát tục, thoát khỏi trần gian đầy xấu xa và buồn chán. Cái cười cũng bày tỏ sự mỉa mai trần thế bé nhỏ so với Tản Đà đang ngự chốn cung trăng.
Câu 4:
- Những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ nằm ở:
+ Sự tưởng tượng mới lạ và câu chuyện độc đáo, khác biệt.
+ Ngòi bút phóng khoáng
+ Cảm xúc dồi dào
+ Thái độ sống "ngông" của nhà thơ
+ “Cái tôi” được bộc lộ ra một cách mãnh liệt, trực diện, khác hẳn với ‘cái tôi” ẩn mình trong văn học trung đại.
Luyện tập
Bài 1:
Phép đối trong câu 3 và 4, câu 5 và 6;
- Câu 3 và câu 4:
+ Đối về hình ảnh: cung quế/cành đa, ngồi/lên chơi.
+ Đối về ý: Lời hỏi (thăm dò) và đề nghị
- Câu 5 và câu 6:
+ Đối ý: bầu bạn/gió, mây; tủi/vui
Bài 2:
- Bài "Qua Đèo Ngang" của nhà thơ bà Huyện Thanh Quan:
+ Ngôn ngữ: dùng nhiều từ láy, từ tượng hình và cách chơi chữ từ đồng âm
+ Giọng điệu: trang nhã, trầm buồn tạo nét buồn bâng khuâng
- Bài thơ "Muốn làm thằng Cuội" của Tản Đà
+ Ngôn ngữ: không gọt dũa, bình dị
+ Giọng điệu: hóm hỉnh, nhẹ nhàng, trữ tình, suồng sã
Bài trước: Soạn bài: Thuyết minh về một thể loại văn học (trang 154 sgk Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (trang 157 sgk Ngữ văn 8 tập 1)