Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (trang 74 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
+ Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ đơn thuần kể về người, kể sự việc mà khi kể thường kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động và sâu sắc hơn.
I. SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
1. + Yếu tố miêu tả: trán ướt đẫm mồ hôi; Gương mặt mẹ tôi trông vẫn tươi sáng…. hai gò má.
+ Yếu tố biểu cảm: Hay tại vì sự sung sướng…thơm tho đến lạ thường; Phải bé lại…êm dịu vô cùng.
+ Các yếu tố này kết hợp với yếu tố tự sự.
2. + Nếu lược bỏ hết yếu tố miêu tả, biểu cảm, việc kể chuyện sẽ không sâu sắc mà trở nên khô khan.
+ Yếu tố miêu tả, biểu cảm làm tăng thêm màu sắc, cảm xúc cho việc kể chuyện.
3. + Nếu lược bỏ hết đi yếu tố kể thì đoạn văn sẽ không còn là một câu chuyện nữa.
+ Yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự là yếu tố trọng yếu không thể thiếu.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1:
+ Tôi đi học (Thanh Tịnh): Hằng năm cứ vào dịp cuối thu…tựu trường; Trước đó mấy hôm…lo sợ vẩn vơ; Một mùi hương lạ…. không dám tin là có thật; …
+ Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng): Tưởng đến nét mặt rầu rầu…lấy một đồng quà; Nước mắt tôi chảy ròng ròng…sinh nở một cách giấu giếm; Cô tôi vẫn cứ tươi cười…kì nát vụn mới thôi; …
+ Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố): Rồi chị Dậu túm lấy cổ hắn…ngã lộn nhào ra thềm; …
+ Lão Hạc (Nam Cao): Lão Hạc cố làm ra vui vẻ… thấy ái ngại cho lão Hạc; Khốn nạn…tôi nỡ tâm lừa một con chó; Chao ôi!... lão cứ xa tôi dần dần; Lão Hạc đang vật vã ở trên giường…Binh Tư hiểu; …
⇒ Tác dụng: giúp cho tính cách, suy nghĩ, ngoại hình của nhân vật hiện lên một cách rõ nét hơn, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và sâu sắc hơn.
Câu 2:
Đã bốn năm rồi tôi mới được gặp lại ông của mình. Nhìn thấy ông đứng đón tôi từ xa, trong lòng tôi đã dấy lên những nỗi niềm cảm xúc, chỉ muốn òa khóc. Vẫn hình dáng ấy, mái tóc ông tôi đã bạc, làn da cũng đã nhăn nheo vì thời gian. Tôi nhớ ánh mắt ông, ánh mắt nhìn đứa cháu nhỏ đầy yêu thương, bảo bọc. Tôi chạy lại gần, ông run run nắm lấy tay tôi, dúi ngay cho tôi trái ổi chín ông vừa hái trên cây: “Ngọt lắm, con ăn đi rồi đi vào nhà. Sao dạo này gầy thế, đi học khổ lắm à? ”. Tôi lắc đầu nguầy nguậy, rồi nắm tay ông đi vào nhà. Vừa đi vừa kể cho ông chuyện mấy năm đi học xa.
Bản 2/ Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự (siêu ngắn)
I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
Câu 1:
- Yếu tố miêu tả:
+ Xe chạy chầm chậm
+ Tôi thở hồng hộc, trán ướt đẫm mồ hôi, ríu cả hai chân lại
+ Khóc sụt sùi, nức nở
+ Còm cõi, xơ xác
+ Gương mặt mẹ tôi trông vẫn tươi sáng với nước da mịn và đôi mắt trong, làm màu hồng của hai gò má càng thêm nổi bật.
+ Khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra mùi thơm tho đến lạ thường.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Hay tại vì sự sung sướng bỗng được nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà tôi thấy mẹ lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu không được thấy bỗng mơn man khắp da thịt
+ Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
- Những yếu tố này đan xen vào nhau và đan xen vào những yếu tố tự sự có trong đoạn văn.
Câu 2:
- Viết lại đoạn văn sau khi bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
Xe chạy… Mẹ tôi cầm chiếc nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi cũng đuổi kịp. Mẹ tôi kéo tay tôi, xoa đầu tôi và hỏi, tôi òa lên khóc. Mẹ tôi cũng khóc theo:
- Con nín đi! Mợ đã về với con rồi đây mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu lau nước mắt cho tôi rồi bế xốc nách tôi lên. Đến bây giờ tôi mới nhận ra rằng mẹ tôi không như những gì cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cẳng tay mẹ tôi.
Từ ngã tư đầu trường học về tới nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi những gì và tôi đã trả lời mẹ tôi những gì.
- Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn kể chuyện sẽ không còn sinh động, cụ thể mà trở nên khô khan.
- Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự: làm cho đoạn văn trở nên sinh động, cụ thể và sâu sắc hơn.
Câu 3:
- Nếu lược bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn, chỉ giữ lại các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không tạo thành câu chuyện vì không có đối tượng, sự việc, nhân vật rõ ràng và cụ thể.
- Vai trò của yếu tố kể việc, kể người trong văn bản tự sự: Kể người và việc là nội dung cốt lõi của văn bản tự sự, nếu thiếu nó sẽ không còn là một câu chuyện.
Luyện tập
Câu 1:
- Văn bản "Tôi đi học" (Thanh Tịnh)
"Sau một hồi trống trường thúc vang dội cả lòng tôi, vài người học trò cũ cũng đến xếp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp … Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang thấy run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp"
→ Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn có tác dụng giúp đoạn văn hấp dẫn và sinh động hơn, nhấn mạnh trạng thái chần chừ của các bạn học sinh và biểu lộ suy nghĩ của nhân vật tôi khi đứng trước một thế giới mới lạ.
- Văn bản "Tức nước vỡ bờ" (Ngô Tất Tố)
"Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người đang ốm nặng, hoặc sợ xảy ra sự gì, hắn cứ lóng nga lóng ngóng, ngơ ngác, muốn nói mà không dám mở miệng nói…. Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội đến bao giờ, tôi không nhịn được…"
→ Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng giúp cho hành động của chị Dậu được miêu tả quyết liệt, sắc sảo và mạnh mẽ hơn. Đồng thời, thể hiện rõ sự bất lực, yếu đuối của anh Dậu và sức mạnh phản kháng mãnh liệt của chị Dậu
Câu 2:
Lâu lắm rồi bố mẹ tôi mới đưa tôi về quê thăm ông bà ngoại. Giữa tiết trời mùa hè nắng chói chang, nắng vàng phủ khắp mọi nẻo đường, chiếc xe từ từ lăn bánh. Trên xe, cả gia đình tôi nói cười vui vẻ hoà cùng với những giai điệu ngọt ngào. Mọi người trong gia đình tôi ai nấy đều háo hức vì sắp được gặp lại ông bà ngoại. Xe chạy tầm 2 tiếng đồng hồ thì tới nơi. Lúc chiếc xe đỗ lại ven đường, tôi thấy ông bà ngoại đang đứng chờ sẵn ở cổng nhà. Mái tóc của ông và bà đã có nhiều sợi bạc hơn trước và gương mặt cũng đã có nhiều nếp nhăn hơn. Ông bà thấy chúng tôi liền nở nụ cười thật tươi, tôi và em gái chạy thật nhanh tới sà vào lòng ông bà còn bố mẹ tôi thì xách vali và túi quà ở xe vào nhà. Thế rồi, bà thì ôm chầm lấy tôi còn ông bế em gái tôi lên. Giây phút ấy, tôi cảm thấy mình thật là may mắn và hạnh phúc siết bao. Sau khi sắp xếp đồ đạc xong, cả gia đình tôi ngồi nói chuyện với ông bà ngồi bên bàn nước chè xanh. Tôi mong ông bà luôn mạnh khỏe và sống thật lâu cùng con cháu.
Bài trước: Soạn bài: Trợ từ, thán từ ( trang 70 sgk Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Đánh nhau với cối xay gió (trang 79 Ngữ văn 8 tập 1)