Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự (trang 61 Ngữ văn 8 tập 1)
+ Học sinh luyện tập các bước tóm tắt văn bản tự sự
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
+ Bản liệt kê đã nêu đầy đủ các nhân vật, sự việc tiêu biểu của tác phẩm Lão Hạc.
+ Thứ tự sắp xếp các sự kiện:
(b) Lão Hạc có một người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn.
(a) Con trai lão Hạc bỏ nhà đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng” để bầu bạn.
(d) Vì muốn để lại tiền tiết kiệm và mảnh vườn cho con, lão đành phải bán con chó.
(c) Lão đem số tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông nom mảnh vườn.
(g) Cuộc sống mỗi ngày thêm khó khăn…khủng khiếp.
(e) Một hôm lão sang nhà Binh Tư xin ít bả chó.
(i) Ông giáo rất buồn khi nghe được câu chuyện Binh Tư kể.
(h) Lão Hạc bỗng nhiên chết, cái chết thật dữ dội.
(k) Cả làng không hiểu lý do lão chết, trừ ông giáo và Binh Tư.
+ Tóm tắt: Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ. Con trai lão vì nghèo nên không lấy được vợ, đành bỏ đi đồn điền cao su làm ăn, để lại một mình lão với con chó Vàng. Vì muốn để lại mảnh vườn nguyên vẹn cho con trai nên lão Hạc đành bán con Vàng, rồi sống cuộc sống thêm khổ sở, lay lắt qua ngày. Lão mang số tiền dành dụm được gửi gắm ông giáo và nhờ ông giáo trông nom mảnh vườn. Một hôm lão sang nhà Binh tư xin ít bả chó. Ông giáo nghe Binh tư kể chuyện thì có cái nhìn khác về lão Hạc. Lão Hạc chết, một cái chết thật dữ dội. Binh tư và ông giáo hiểu được cái chết của lão.
Câu 2:
+ Sự việc và cá nhân vật chính trong “Tức nước vỡ bờ”:
(1) Chị Dậu đang chăm sóc chồng bị đau ốm thì tên cai lệ và bọn người nhà lý trưởng xông vào nhà đòi tiền sưu.
(2) Chị Dậu xin khất tiền sưu nhưng tên cai lệ hách dịch toan trói anh Dậu dẫn ra ngoài đình và đánh chị.
(3) Chị Dậu không nhịn được nữa, lớn tiếng cự lại.
(4) Tên cai lệ tát vào mặt chị rồi xông tới đòi trói anh Dậu.
(5) Chị túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa.
(6) Tên người nhà lý trưởng giơ gậy toan đánh chị Dậu nhưng cũng bị chị túm tóc lẳng ra ngoài thềm.
+ Tóm tắt: Chị Dậu đang chăm sóc chồng ốm yếu thì tên cai lệ và bọn người nhà lý trưởng xông vào nhà đòi tiền sưu. Chúng quát tháo rồi đòi trói anh Dậu đi nếu không nộp sưu. Chị Dậu van lơn xin khất tiền sưu nhưng tên cai lệ vẫn một mực hách dịch đòi xông vào trói anh Dậu. Chị dậu tức quá, lớn tiếng chống cự lại. Tên cai lệ tát vào mặt chị cái bốp rồi hung hăng tiến đến trói anh Dậu. Chị túm lấy cổ hắn ấn dúi ra cửa. Tên người nhà lý trưởng liền giơ gậy định đánh chị nhưng cũng bị chị túm tóc lẳng ra ngoài thềm.
Câu 3:
2 văn bản ấy đều có thể tóm tắt được, nhưng việc tóm tắt sẽ không giữ được cái đặc sắc, cái quan trọng nhất của văn bản đó là: cảm xúc. Bởi vì đó là các văn bản hồi kí nên suy nghĩ và cảm xúc của cá nhân đóng một vai trò vô cùng quan trọng.
Bản 2/ Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự (siêu ngắn)
Câu 1:
- Bản liệt kê trên đã nêu tương đối đầy đủ các các nhân vật quan trọng và các sự việc tiêu biểu của tác phẩm Lão Hạc.
- Sắp xếp các sự việc theo trình tự như sau: b - a, d - c - g - e - i - h - k
- Viết văn bản tóm tắt:
Lão Hạc có một một mảnh vườn, một người con trai và một con chó vàng. Con trai lão vì không có tiền cưới vợ nên bỏ đi đồn điền cao su để lại lão với cậu vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn nguyên vẹn cho con, lão đành phải bán con chó mặc dù lão cảm thấy buồn bã và đau xót. Lão mang tất cả số tiền dành dụm được sang gửi ông giáo và nhờ trông nom mảnh vườn. Cuộc sống của lão mỗi ngày một khó khăn, lão kiềm được cái gì thì ăn cái nấy và từ chối sự giúp đỡ của láng giềng. Một hôm, lão sang nhà Binh Tư xin một ít bả chó nói là để bắt con chó hay đến vườn, làm thịt và mời Binh Tư cùng uống rượu. Ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện cảm thấy rất buồn. Nhưng rồi lão hạc chết, một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai biết được vì sao lão chết, chỉ có mỗi ông giáo và Binh Tư hiểu.
Câu 2:
- Những sự việc tiêu biểu:
+ Bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu vội nấu cháo và bưng lên cho chồng và con ăn
+ Chị Dậu bưng bát cháo đến bên chỗ chồng nằm, đỡ chồng ngồi dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột.
+ Anh Dậu vừa ngồi dậy, đưa bát cháo đến kề miệng thì tên cai lệ và bọn người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào
+ Chúng và xông vào nhà định đánh và trói anh Dậu mang ra đình vì còn thiếu tiền suất sưu của chú em đã chết.
+ Chị Dậu lo sợ, hốt hoảng, tha thiết van xin chúng tha cho anh Dậu
+ Chúng không tha cho anh Dậu mà còn đánh chị bịch vào ngực chị mấy bịch và tát vào mặt chị.
+ Chị Dậu tức không nhìn được nữa liền liều mạng chống cự lại quyết liệt, du ngã tên cai lệ, lẳng ngã người nhà lí trưởng ngã lăn ra thềm.
+ Chị Dậu chiến thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng với suy nghĩ "Thà ngồi tù chứ không để chúng làm tình, làm tội như thế này được"
- Viết văn bản tóm tắt:
Vì thiếu suất sưu của người em trai chồng đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai trói ra đình đánh và cùm kẹp, vừa được tha về vẫn còn dặt dẹo. Một bà lão hàng xóm thương cho hoàn cảnh nhà chị nên mang đến cho chị bát gạo để nấu cháo cho chồng ăn. Anh Dậu vừa ngồi dậy nâng bát cháo lên miệng thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập chạy đến với roi vọt, toan trói anh Dậu mang đi. Lo lắng, sợ hãi và van xin tha thiết nhưng chúng không tha, chị Dậu đã liều mạng đánh trả lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị quật ngã tên cai lê, lẳng tên người nhà lí trưởng ngã lăn ra đất. Chị Dậu chiến thắng tên cai lệ và người nhà lí trưởng với suy nghĩ "Thà ngồi tù, chứ không thể để chúng làm tình làm tội mãi như thế được"
Câu 3:
- Có ý kiến cho rằng các văn bản "Tôi đi học" của Thanh Tịnh và "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Điều này đúng vì đây là những tác phẩm tự sự nhưng lại có nhiều yếu tố biểu cảm, ít các sự việc.
- Tóm tắt các văn bản ấy:
+ Tôi đi học (Thanh Tịnh)
Tôi đi học là một câu chuyện kể về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đến trường. Đó là một buổi sáng cuối mùa thu, lá rơi rụng nhiều, tiết trời se se lạnh. Con đường đến trường đối với nhân vật tôi vỗn đã quen thuộc nhưng lại bỗng dưng trở nên lạ lẫm. Trong khoảnh khắc vui sướng đan xen với sự hồi hộp, e dè, tôi có những ý nghĩ thật hồn nhiên, ngây thơ và non nớt: "Chắc chỉ có người thông thạo mới cầm được bút thước". Trong bộ quần áo mới, tôi cảm thấy "mình trang trọng và đứng đắn" hơn. Lúc đến trường, nghe 3 hồi trống, lòng tôi cảm thấy lo sợ vẩn vơ, sợ những điều mới lạ và những khó khăn trước mắt. Những lời nói của ông đốc vang lên một cách ấm áp, khuyến khích những chú chim non bước vào lớp học. Tôi và những người bạn mới trong phút chốc đã òa khóc, nhưng người mẹ đã động viên và giúp chúng tôi vào lớp. Tôi nhìn bàn ghế, người bạn ngồi bên cạnh và cảm thấy sự thân quen dẫu chưa bao giờ gặp mặt. Rồi quàng đặt lên bàn, ngoan ngoãn đánh vần theo thầy giáo dòng chữ viết trên bảng: "Tôi đi học"…
+ Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)
Cậu bé Hồng là kết quả của một cuộc hôn nhân miễn cưỡng, không có tình yêu: bố nghiện ngập, người mẹ khao khát hạnh phúc nhưng đành phải ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Cuối cùng, bố qua đời, mẹ đi thêm bước nữa nên bị họ hàng nhà chồng ruống rẫy, ghẻ lạnh. Bé Hồng phải sống nhờ vào họ hàng nhà nội và chịu cảnh thờ ở, hắt hủi. Phải sống xa mẹ của mình, cậu bé thương mẹ và nhớ mẹ vô cùng. Người cô của cậu bé Hồng luôn luôn cố tình gieo giắc những ý nghĩ xấu về mẹ vào đầu Hồng. Nhưng Hồng luôn yêu thương và tin mẹ sẽ về với mình. Cậu bé Hồng sung sướng xiết bao khi được gặp lại mẹ và sà vào tấm lòng yêu thương của mẹ.
Bài trước: Soạn bài: Tóm tắt văn bản tự sự (trang 60 Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Trả bài tập làm văn số 1 ( trang 61 sgk Ngữ văn 8 tập 1)