Soạn bài: Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng (trang 145 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Mở bài: giới thiệu chung về cái phích đựng nước (vật dụng quen thuộc và hữu ích của mọi nhà).
Thân bài: thuyết minh về cái phích nước.
+ Nguồn gốc ra đời của cái phích nước (ai là người đã phát minh ra nó, vào thời gian nào, nó xuất hiện tại Việt Nam vào thời gian nào? ).
+ Cấu tạo của cái phích nước (gồm có mấy bộ phận, mỗi bộ phận có cấu tạo cụ thể như thế nào).
+ Cách bảo quản và cách dùng phích nước đúng cách.
+ Công dụng của cái phích nước đối với đời sống của con người nói chung và của gia đình em nói riêng.
Kết bài: Nêu suy nghĩ và nhận định của em về cái phích nước.
Lưu ý: Khi chuyển sang bài nói, học sinh cần phải thêm lời chào hỏi người nghe, lời kết và những lời gọi đáp để thu hút sự chú ý lắng nghe của người nghe.
Bản 2/ Soạn bài: Luyện nói: thuyết minh về một thứ đồ dùng (siêu ngắn)
I. Chuẩn bị ở nhà
Đề bài: “Thuyết minh về cái bình nước (bình thủy)”
Mở bài: giới thiệu về cái phích nước (bình thủy) và nêu các vai trò của nó.
Thân bài:
- Nguồn gốc của phích nước:
+ Phích nước đầu tiên đã được nhà vật lý học Sir James Dewar phát minh vào năm 1892
+ Hiện nay phích nước có nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau
- Cấu tạo của phích nước:
+ Vỏ phích nước được làm kim loại hoặc bằng nhựa và được trang trí nhiều hình thù và màu sắc khác nhau
+ Nắp phích được làm từ nhựa, hoặc chất liệu có đặc tính cách nhiệt tốt
+ Ruột phích: 2 lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm giảm tối đa khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thủy tinh có tráng lớp bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt; miệng bình được làm nhỏ hơn phần thân để hạn chế khả năng truyền nhiệt.
- Cách bảo quản phích nước:
+ Cần rửa sạch phích khi sử dụng phích lần đầu tiên
+ Phích mới chưa sử dụng cần phải ngâm nước ấm trong phích 30 phút
+ Để nơi an toàn, tránh va đập.
Kết bài: nêu cảm nghĩ của bản thân em về phích nước
Bài trước: Soạn bài: Dấu ngoặc kép (trang 144 sgk Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 3 (trang 146 sgk Ngữ văn 8 tập 1)