Soạn bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu (Soạn văn 8)
Trong 1 câu có thể có nhiều cách sắp xếp trình tự từ, mỗi một cách sẽ mang lại hiệu quả diễn đạt khác nhau. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
I. Nhận xét chung
Câu 1:
Có thể thay đổi câu in đậm theo các cách như dưới đây:
1) Tên cai lệ gõ cái đầu roi xuống đất, thét lên bằng cái giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ.
2) Tên cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ cái đầu roi xuống đất.
3) Thét bằng cái giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, tên cai lệ gõ cái đầu roi xuống đất.
4) Gõ cái đầu roi xuống đất, bằng cái giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, tên cai lệ thét.
Câu 2:
Tác giả đã lựa chọn trật tự như đoạn trích vì:
- Lặp lại từ “roi” ở đầu câu có tác dụng liên kết với câu trước.
- Từ “thét” ở cuối câu có tác dụng liên kết với câu sau.
- Cụm từ “gõ đầu roi” ở đầu câu có mục đích nhấn mạnh sự hung hãn của tên cai lệ.
Câu 3:
So sánh 2 cách viết sau:
-Mẹ đi chợ, chiều mới về.
⇒ Hứa hẹn
-Mẹ đi chợ chiều mới về.
⇒ Thông báo
II. Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ
Câu 1:
Trật tự từ trong các bộ phận in đậm dưới đây đã biểu thị điều gì?
a. Biểu thị thứ tự trước sau của các hành động: giật phắt, chạy... chạy đến.
b. Thứ bậc cao thấp (tên cai lệ, người nhà lí trưởng tương ứng với chiếc roi song, tay thước và dây thừng).
Câu 2:
Trong các cách đã cho, cách (a) tạo ra sự cân xứng, nhịp nhàng, tạo nên sự hài hòa về ngữ âm.
Câu 3:
Tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ phù hợp trong câu
- Nhấn mạnh các đặc điểm của sự vật hay hiện tượng.
- Liên kết các câu lại với nhau.
- Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm trong lời nói.
- Thể hiện thứ tự trước sau của các sự việc....
III. Luyện tập
Giải thích lí do vì sao sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:
a- Bác kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của họ trong lịch sử. b- “Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi! ” ⇒ làm nổi bật vẻ đẹp của non sông đất nước mới giải phóng và thể hiện cảm xúc của nhà thơ.
“Hò ô tiếng hát” ⇒ tạo vần (ô và át), tạo ra cảm giác kéo dài biểu thị sự mênh mông của sông nước.
c- Phép lặp. Liên kết chặt chẽ với câu đứng đằng trước và bộc lộ thái độ bất cần của cô gái.
Bài trước: Soạn bài: Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (Soạn văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Trả bài tập làm văn số 6 (Soạn văn 8)