Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Làm thơ bảy chữ (trang 164 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Làm thơ bảy chữ (trang 164 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập.

2. Xem lại bài thuyết minh về thể thơ.

3. Nhận xét

+ Số câu số chữ: bốn câu, mỗi câu bảy chữ.

+ Cách ngắt nhịp: 4 /3 (phổ biến)

+ Gieo vần: vần chân đặt ở cuối các câu 1,2,4

+ Luật bằng trắc: Khởi đầu tiếng thứ 2 của câu 1 là vần bằng.

4. Một số bài thơ 7 chữ:

Vọng Lư sơn bộc bố - Lý Bạch

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.

Phi lưu trực há tam thiên xích,

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lý Bạch

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,

Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.

Cô phàm viễn ảnh bích không tận,

Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Cảnh khuya – Hồ Chí Minh

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

5. Gợi ý:

Mùa xuân hoa nở, chim én về

Khắp nơi rộn tiếng mừng xuân sang

Trẻ thơ áo mới đùa trong nắng

Phố phường nô nức rộn lòng ta.

II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

1. Nhận diện luật thơ

a.

Chiều hôm thằng bé / cưỡi trâu về,

Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe.

Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,

Vòm trời trong vắt / ánh pha lê.

-> Luật bằng trắc:

+ Đối ở chữ thứ 2,4,6 của cặp câu 1-2,3-4.

+ Niêm ở chữ thứ 2,4,6 của cặp câu 2-3.

b.

+ Chỗ sai:

- ngắt nhịp ở câu thứ hai vì thể thơ ngắt theo nhịp 4/3 chứ không phải 3/4

- từ cuối của câu thứ hai vì theo luật từ này phải gieo thanh bằng.

+ Sửa: Ngọn đèn mờ tỏa ánh xanh lè.

2. Tập làm thơ

a. Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!

Cung trăng buồn lắm, xa xôi lắm.

Xuống đây, trần thế, cùng sống vui.

b. Vui sao ngày đã chuyển sang hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.

Nắng đùa trên lá, bầy chim hót.

Em lắng lòng nghe nhịp sống về.

Bản 2/ Soạn bài: Làm thơ bảy chữ (siêu ngắn)

I. Chuẩn bị ở nhà

1. Khái niệm và phạm vi luyện tập

2. Xem lại bài thuyết minh về thể thơ thuyết minh đã học

3. Nhận xét

- Số câu số chữ: bốn câu, mỗi câu bảy chữ.

- Cách ngắt nhịp: 4 /3 (phổ biến)

- Gieo vần: vần chân ở cuối các câu 1,2,4

- Luật bằng trắc:

a. B B B T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B T T T B B

b. B T B B T T B

T B B T T B B

T B T T B B T

T T B B T T B

c. B B T T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B B T T B B

4. Một số bài thơ 7 chữ đã học

- Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến); Muốn làm thằng Cuội (Tản Đà), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương); Qua đèo ngang (bà Huyện Thanh Quan).

II. Hoạt động trên lớp

1. Nhận diện luật thơ

a. Chiều hôm thằng bé / cưỡi trâu về,

Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe.

Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,

Vòm trời trong vắt / ánh pha lê.

- Các tiếng gieo vần: “e” vần “ê”

- Mối quan hệ bằng trắc:

+ Đối ở chữ thứ 2,4,6 của cặp câu 1-2,3-4.

+ Niêm ở chữ thứ 2,4,6 của cặp câu 2-3.

b. - Bài thơ bị chép sai ở 2 chỗ: + Sau “Ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy. Dấu phẩy đặt ở vị trí này khiến cho nhịp đọc không còn đúng nhịp 4/3 (nhịp 4/3 chứ không phải 3/4).

+ Tiếng “xanh” bị chép sai (bản gốc là tiếng “lè”) nên vần “anh” trong tiếng này không hợp với vần với “e” trong tiếng “che” ở trên.

- Sửa lại: bỏ dấu phẩy, thay “xanh” bằng “lè”.

2. Tập làm thơ

a. Cần phải chú ý luật bằng trắc của hai câu thơ này:

B B T T B B T

T T B B T T B

b. Luật của hai câu tiếp sẽ là:

T T B B B T T

B B T T T B B