Soạn bài: Khi con tu hú (Soạn văn 8)
Chia thành 2 phần:
- Phần 1 - (6 câu đầu): bức tranh thiên nhiên mùa hè sinh động.
- Phần 2 - (4 câu cuối): tâm trạng của người tù, người chiến sĩ cách mạng yêu nước.
Nội dung bài học
Khi con tu hú đã thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng yêu nước khi đang bị giam hãm trong chốn tù ngục của bọn thực dân.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
- Nhan đề của bài thơ:
+ Là một vế phụ nói về thời gian trong một câu.
+ Tiếng chim tu hú: tín hiệu của mùa hè của sự sống.
- Nội dung: Khi con tu hú gọi bầy cũng chính là thời điểm đất trời chuyển sang mùa hè, trong không gian ngục tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng đã lắng nghe và cảm nhận mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm khao khát tự do và yêu đời.
- Tiếng tu hú kêu có tác động mạnh mẽ tới tâm hồn của nhà thơ vì đó chính là âm thanh của cuộc sống, của tự do gợi nhớ đến một mùa hè phóng khoáng, tưng bừng, tràn đầy sức sống với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh lao tù chật chội và bức bối.
Câu 2:
Cảnh miêu tả mùa hè trong sáu câu thơ đầu:
- Không gian khoáng đạt: Trời xanh càng rộng càng cao.
- Âm thanh vui nhộn, náo nhiệt: tu hú gọi bầy, dậy tiếng ve ngân.
- Màu sắc tươi mới, rực rỡ: Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào, trời xanh.
- Hương vị mời gọi, ngây ngất: Lúa chiêm đang chin, trái cây ngọt dần.
⇒ một mùa hè tươi đẹp, không gian khoáng đạt và tràn đầy sức sống.
Câu 3:
Trạng thái cảm xúc ngột ngạt, bức bối của người tù - người chiến sĩ được bộc lộ trực tiếp ở 4 câu cuối:
- Cách ngắt nhịp đột ngột, bất thường ở câu 8 (ngắt 6/2), câu 9 (ngắt 3/3).
- Những từ ngữ diễn đạt trạng thái, hoạt động với sắc thái mạnh: ngột, dậy, đạp tan, chết uất.
- Những từ ngữ cảm thán, diễn tả sự bức xúc: làm sao, thôi, ôi, cứ, ...
- Tiếng tu hú ở đầu bài thơ đã gợi ra trong sự cảm nhận của người tù - người chiến sĩ cảnh tượng sinh động của mùa hè, cả cuộc sống tự do rộn rã; háo hức, còn ở phần cuối của bài thơ, khi cảm giác u uất, ngột ngạt đã lên đến cao độ thì tiếng chim tu hú lại khiến cho tâm trạng người chiến sĩ thêm đau khổ, bức bối vì phải chíu cảnh giam hãm, không được tự do.
Câu 4:
Cái hay của bài thơ nằm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
- Khi con tu hú đã thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt, niềm khát khao có được tự do một cách cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi phải chịu cảnh giam cầm trong nhà tù thực dân.
- Bài thơ có những hình ảnh gần gũi, giản dị mà đậm sức gợi cảm; dùng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, truyền tải được cảm xúc sâu lắng, đồng thời làm nổi bật được nguồn sống sôi sục của người cộng sản trẻ.
Bài trước: Soạn bài: Quê hương (Soạn văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo) (Soạn văn 8)