Soạn bài: Hội thoại (tiếp theo) (trang 92 Ngữ văn 8)
- Trong hội thoại, ai cũng đều được nói. Mỗi lần có 1 người tham gia hội thoại nói được gọi là 1 lượt lời.
- Để thể hiện sự lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh cắt lời, nói tranh lượt lời người khác hoặc chêm vào lời của người khác.
- Nhiều khi im lặng chờ đến lượt lời của mình cũng chính là một cách thể hiện thái độ.
I. Lượt lời trong hội thoại
Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật người cô và cậu bé Hồng ta thấy
Câu 1+2+3:
- Bà cô: có năm lượt nói (ba ngắn, hai dài).
- Bé Hồng: bốn lượt nói (hai lần nói, hai lần im lặng) → thể hiện thái độ bất bình trước những lời nói cay độc của người cô.
- Bé Hồng: không cắt lời cô khi bà đang nói → Hồng ý thức được mình có vai giao tếp là vai dưới, phải kiềm chế để thể hiện thái độ lễ phép.
II. Luyện tập
Câu 1:
Trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", ta thấy:
- Số lượt lời tham gia hội thoại của nhân vật chị Dậu và tên cai lệ nhiều nhất.
- Số lượt lời của tên người nhà lí trưởng ít hơn; của anh Dậu càng ít hơn, chỉ sau xung đột. (Anh Dậu là người nhu nhược, cam chịu).
- Kẻ duy nhất cắt lời người khác trong hội thoại chính là tên cai lệ ⇒ là người tàn bạo, hống hách. Tên người nhà lí trưởng cũng có phần giữ gìn hơn. Chị Dậu là người phụ nữ mạnh mẽ, đảm đang (một mình gánh vác hết các việc, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn. )
Câu 2:
a) Lúc đầu, cái Tí còn giữ được sự hồn nhiên và hóm hĩnh, nói nhiều; còn chị Dậu thì chỉ giữ im lặng. Về sau, cái Tí ít nói hẳn đi còn Chị Dậu thì nói nhiều hơn.
b) Hợp lí. Vì lúc đầu, cái Tí chưa biết chuyện mình đã bị bán cho nhà Nghị Quế, còn chị Dậu thì thấy rất đau lòng vì phải bán con. Về sau, khi cái Tí biết chuyện, nó thấy sợ hãi và đau buồn → nói ít hẳn đi; chị Dậu nói nhiều hơn để thuyết phục cả 2 đứa con.
c) Cái Tí càng hồn nhiên và hiếu thảo bao nhiêu thì càng làm tăng thêm nỗi đau của chị Dậu bấy nhiều, và sự bất hạnh của đứa con.
Câu 3:
Sự im lặng của nhân vật “tôi” thể hiện:
Lần 1: Vì hãnh diện, ngỡ ngàng, xấu hổ.
Lần 2: Xúc động trước tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của người em.
Câu 4:
Cả 2 nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét chỉ đúng trong 1 hoàn cảnh khác nhau.
- Tục ngữ phương Tây: Trong trường hợp im lặng để giữ bí mật hoặc thể hiện sự tôn trọng người khác; đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp.
- Khổ thơ của Tố Hữu: Im lặng trước những hành vi sai trái, trước những áp bứcbất công; trước sự xúc phạm nhân phẩm đối với mình hay đối với người khác lương thiện thì sự im lặng ấy là dại khờ, hèn nhát.
Bài trước: Soạn bài: Đi bộ ngao du (Soạn văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận (Soạn văn 8)