Soạn bài: Hội thoại (Soạn văn 8)
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với cùng tham gia cuộc thoại.
- Vai xã hội được xác định dựa trên các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên- dưới hoặc ngang hàng (theo thứ bậc trong gia đình và xã hội, tuổi tác).
+ Quan hệ thân sơ (theo mức độ gần gủi, thân tình).,
*Vì mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng rất đa dạng và nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần phải xác định được vai đối thoại của mình để chọn cách nói sao cho phù hợp.
I. Vai xã hội trong hội thoại
Câu 1:
Quan hệ giữa các nhân vật cùng tham gia hội thoại trong đoạn trích đã cho là quan hệ trên - dưới:
- Người cô ở vai trên
- Bé Hồng là vai dưới.
Câu 2:
Cách xử sự không có thiện chí, vừa không thích hợp với mối quan hệ ruột thịt, vừa không thể hiện đúng thái độ của người bề trên. (xưng “tao”, gọi cháu là “mày” → bộc lộ tình cảm không gần gũi).
Câu 3:
Các chi tiết đã cho thấy cậu bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ thái độ lễ phép trong hội thoại với người cô
- tôi cúi đầu không đáp.
- lại im lặng cúi đầu xuống đất... cổ họng tôi đã nghẹn ứ nhưng khóc không thành tiếng.
Vì Hồng là người thuộc vai dưới nên có bổn phận lễ phép, tôn trọng với người trên.
II. Luyện tập
Câu 1:
- Các chi tiết bộc lộ thái độ nghiêm khắc khi chỉ ra những sai trái của các tướng sĩ: Nay các ngươi nhìn thấy chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, ... , thật đau xót biết nhường nào!
- Các chi tiết đã thể hiện thái độ khoan dung, khuyên bảo tướng sĩ một cách chân thành và hết lòng của Trần Quốc Tuấn: Nếu các ngươi biết chuyên đọc sách theo lời rặn dạy của ta, thì mới làm theo đạo thần chủ, ... Ta viết bài hịch này là để các ngươi biết bụng ta.
Câu 2:
a- Vai xã hội: Nhận xét về địa vị xã hội thì lão Hạc thấp hơn ông giáo. Xét về tuổi tác thì ông giáo lại ít tuổi hơn lão Hạc.
b- Ông giáo nói với lão Hạc bằng thái độ kính trọng, lời lẽ ôn tồn, thân mật nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, hút thuốc và ăn khoai. Ông giáo gọi lão Hạc là “cụ” và xưng hô thân mật “ông con mình”. (thể hiện sự kính trọng người già). Xưng “tôi”: quan hệ bình đẳng.
c- Lão Hạc gọi “ông giáo”, dùng từ “dạy” thay thế cho từ “nói”
Lão Hạc gượng cười, “nói đùa thế”, “Ông giáo để cho lúc khác. Bộc lộ tâm trạng không vui và giữ ý.
Bài trước: Soạn bài: Thuế máu (Soạn văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (Soạn văn 8)