Soạn bài: Hành động nói tiếp theo (Soạn văn 8)
Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng một kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách sử dụng trực tiếp) hoặc bằng những kiểu câu khác (cách sử dụng gián tiếp).
I. Cách thực hiện hành động nói
Câu 1:
Câu 2:
II. Luyện tập
Câu 1:
Những câu nghi vấn trong bài “Hịch tướng sĩ” và mục đích nói:
- “Từ xưa, các bậc… không có? ” (hành động khẳng định).
- “Lúc bấy giờ… không? ”; “Lúc bấy giờ… không? ” (hành động phủ định).
-“Nếu vậy, rồi đây, sau khi… trời đất nữa? ” (hành động phủ định)
- “Vì sao vậy? ” (nêu ra vấn đề để các tướng sĩ chuẩn bị tinh thần nghe phần lí giải của tác giả. )
Câu 2:
Trừ câu “Cuối cùng, tôi để… nhi đồng. ” (đoạn b), còn lại là các câu trần thuật có mục đích cầu khiến. Việc sử dụng câu trần thuật có mục đích kêu gọi như vậy đã khiến cho quần chúng thấy gần gũi với vị lãnh tụ hơn và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của bản thân mình.
Câu 3:
Những câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là:
- “Song, anh có cho phép thì em mới dám nói…”
- “Được, chú mình cứ nói thẳng ra xem nào. ”
- “Anh đã nghĩ thương em như vậy thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách thông sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào tới bắt nạt thì em chạy sang…”
-“ Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. ”
⇒ Cách nói như trên đã thể hiện mối quan hệ và tính cách nhân vật. Dế Choắt yếu đuối, khiêm nhường, Dế Mèn huênh hoang và hách dịch.
Câu 4:
Chọn a, b, e ⇒ có sự lịch sự, lễ phép hơn.
Câu 5:
Chọn c ⇒ lịch sự hơn.
Bài tiếp: Soạn bài: Ôn tập về luận điểm (Soạn văn 8)