Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Dấu ngoặc kép (trang 144 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Dấu ngoặc kép (trang 144 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Dấu ngoặc kép sử dụng để:

+ Đánh dấu từ ngữ, câu hoặc đoạn văn dẫn trực tiếp.

+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay mang hàm ý mỉa mai.

+ Đánh dấu tên tờ báo, tác phẩm, tập san, …được dẫn.

I. CÔNG DỤNG

Đoạn a: Dùng để đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.

Đoạn b: Dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo một nghĩa đặc biệt.

Đoạn c: Dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo hàm ý mỉa mai.

Đoạn d: Dùng để đánh dấu tên tác phẩm được dẫn ra.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1:

Đoạn a: Dùng để đánh dấu đoạn dẫn trực tiếp.

Đoạn b: Dùng để đánh dấu từ ngữ mang hàm ý mỉa mai.

Đoạn c: Dùng để đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.

Đoạn d: Dùng để đánh dấu từ ngữ mang hàm ý mỉa mai.

Đoạn e: Dùng để đánh dấu từ ngữ được dẫn trực tiếp.

Câu 2:

a, Biển vừa treo lên, có người qua đường xem và cười bảo:

- Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà hôm nay phải đề biển là “cá tươi”?

Chỉ nhà hàng nghe nói vậy, bỏ ngay chữ “tươi” đi.

-> có tác dụng đánh dấu từ ngữ và lời dẫn trực tiếp.

b, Nó nhập tâm từng lời dạy của chú Tiến Lê: “cháu hãy vẽ thứ gì thân quen nhất với cháu”.

-> dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

c, Lão Hạc ơi! …và bảo hắn “đây là cái vườn…một sào…”.

-> đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Câu 3:

Vì câu (a) có trích dẫn nguyên văn lời nói nên cần sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Câu 4:

“Lão Hạc” là một truyện ngắn hiện thực xuất sắc của tác giả Nam Cao (1917-1951). Truyện ngắn có nội dung hiện thực sâu sắc: cuộc sống nghèo túng, bần cùng của những người nông dân Việt Nam trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám.

+ Dấu ngoặc kép: dùng để đánh dấu tên tác phẩm.

+ Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần bổ sung thông tin.

+ Dấu hai chấm: dùng để đánh dấu phần thuyết minh cho nội dung trước đó.

Câu 5:

+ Đoạn trích trong truyện “Cô bé bán diêm”:

- Chắc hẳn có ai đó vừa chết, em bé tự nhủ trong lòng, vì bà nội em, người hiền hậu độc nhất đối với bản thân em, đã mất từ lâu, trước đây vẫn thường nói rằng: “Khi có một vì sao đổi ngôi là khi có một linh hồn bay lên trời cao với Thượng đế”.

-> dấu ngoặc kép, dấu hai chấm có tác dụng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

+ Phần chữ nhỏ trong truyện “Chiếc lá cuối cùng”:

(Xiu và Giôn-xi là 2 nữ họa sĩ … cô cũng buông xuôi, lìa đời…)

-> dấu ngoặc đơn có tác dụng đánh dấu phần chú thích, bổ sung thêm nội dung cho phần trước đó của truyện.

Bản 2/ Soạn bài: Dấu ngoặc kép (siêu ngắn)

I. Công dụng

Công dụng của dấu ngoặc kép:

a. Dấu ngoặc kép sử dụng để dẫn lời nói trực tiếp của thánh Găng-đi.

b. Dấu ngoặc kép sử dụng để đánh dấu từ ngữ có nghĩa nhấn mạnh kích thước của cây cầu Long Biên

c. Dấu ngoặc kép ở đây sử dụng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa châm biếm, mỉa mai.

d. Dấu ngoặc kép sử dụng để đánh dấu tên tác phẩm kịch.

Luyện tập

Bài 1:

Công dụng của dấu ngoặc kép:

a. Dấu ngoặc kép sử dụng để trích dẫn lời nói trực tiếp

b. Dấu ngoặc kép sử dụng với hàm ý mỉa mai, châm biếm.

c. Sử dụng để đánh dấu từ từ ngữ được dẫn lại lời của người khác hay dẫn trực tiếp, có hàm ý mỉa mai.

d. Dấu ngoặc kép được tách từ ngữ tác giả mượn lời người khác trong bài viết của mình, có hàm ý mỉa mai.

e. Dấu hai chấm trích dẫn từ ngữ từ lời nói trực tiếp của người khác với mục đíc làm sáng tỏ bài viết.

Bài 2:

a, Dấu hai chấm đứng sau từ "cười bảo" nhằm báo trước lời đối thoại

Dấu ngoặc kép đánh dấu từ "cá tươi" và "tươi" có tác dụng đánh dấu từ ngữ của người khác.

b, Dấu hai chấm sau từ "chú Tiến Lê" có tác dụng báo hiệu lời dẫn trực tiếp.

Dấu ngoặc kép "Cháu hãy vẽ thứ gì đó thân thuộc nhất với cháu. " có tác dụng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

c, Dấu hai chấm sau từ "bảo hắn" có tác dụng báo hiệu lời dẫn trực tiếp

Sử dụng dấu ngoặc kép từ "Đây là cái vườn mà ông cụ… bán đi một sào" có tác dụng đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

Bài 3:

- Hai đoạn văn trên có nghĩa giống nhau nhưng sử dụng các dấu câu khác nhau vì:

a, Dẫn lời trực tiếp, nguyên văn lời nói của chủ tịch Hồ Chí Minh nên phải sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

b, Dẫn lời gián tiếp, không trích dẫn nguyên văn lời của Chủ tích Hồ Chí Minh nên không cần sử dụng dấu nào mà nối liền vào lời của người viết.

Bài 4:

Phở được xem là “linh hồn” của ẩm thực thủ đô Hà Nội. Muốn nấu được một bát phở ngon cần phải nấu bằng cả cái tâm của mình. Bánh phở được chọn từ loại gạo riêng. Nước dùng trong vắt. Thịt phải đảm bảo phải tươi, sạch và ngọt. Rau thơm cần phải đúng điệu, hợp vị với loại phở. Mỗi đầu bếp đều có một bí quyết của riêng mình, từ cách lựa chọn nguyên liệu, nêm nếm các loại gia vị, để nấu ra bát phở là cả một kì công. Bởi vậy, phở luôn giữ một vị trí quan trọng, là món ăn truyền thống của người dân đất Hà Thành.

Dấu ngoặc kép: “linh hồn” có tác dụng làm nổi bật vai trò của món phở.

Bài 5:

- Dấu hai chấm:

Vừa thấy tôi, lão đã báo ngay: - Con Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

Công dụng: Dùng để đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

- Dấu ngoặc kép:

Thế mà nghe xong câu chuyện đó, qua một thoáng tưởng tượng, tôi bỗng "sáng mắt ra"…

Công dụng: Hiểu theo nghĩa là đã hiểu được vấn đề, sáng tỏ trong suy nghĩ.

- Dấu ngoặc đơn

Người ta cấm hút thuốc tại tất cả các nơi công cộng, phạt nặng những ai vi phạm (ở Bỉ vào năm 1987... phạt 500 đô la)

Công dụng: Bổ sung thêm thông tin.