Soạn bài: Câu ghép (trang 113 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
+ Câu ghép là câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo nên, mỗi cụm là 1 vế câu.
+ Có 2 cách nối các vế câu: Sử dụng từ nối và không sử dụng từ nối.
I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU GHÉP
1. Các cụm C-V:
Câu “Tôi quên làm sao…bầu trời quang đãng”.
+ Tôi - C / quên làm sao được… - V
+ các cảm giác …lòng tôi - C / như mấy cành…. quang đãng - V
Câu “Buổi mai hôm ấy…dài và hẹp”.
+ mẹ tôi - C / nắm tay tôi…dài và hẹp - V.
Câu “Cảnh vật…tôi đi học”.
+ Cảnh vật chung quanh tôi – C / đều đã thay đổi – V.
+ lòng tôi – C / đang có những sự thay đổi lớn – V.
2. Câu (1): 2 cụm C-V bao chứa nhau.
Câu (3): 2 cụm C-V không bao chứa nhau.
II. CÁCH NỐI CÁC VẾ CẤU
1. Các câu ghép khác:
+ Hằng nằm cứ vào dịp cuối thu…của buổi tựu trường.
+ Những ý tưởng đó…không nhớ hết.
+ Nhưng mỗi lần thấy các em nhỏ…tưng bừng rộn rã.
2. + Hằng nằm cứ vào dịp cuối thu…của buổi tựu trường -> nối vế câu bằng từ “lại” và dấu phẩy.
+ Những ý tưởng đó…không nhớ hết -> nối vế câu bằng quan hệ từ “vì”, “và” và bằng dấu phẩy.
+ Nhưng mỗi lần thấy các em nhỏ…tưng bừng rộn rã -> nối vế câu bằng quan hệ từ “nhưng”, “lại” và bằng dấu phẩy.
3. Cách nối các vế câu trong câu ghép: sử dụng từ nối (1 quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng) hoặc sử dụng bằng dấu câu.
III. LUYỆN TẬP
Câu 1:
a, + U van Dần, u lạy Dần! -> nối 2 vế bằng dấu phẩy
+ Chị con có đi, … mới về được với Dần chứ -> nối các vế bằng cặp từ hô ứng “có” – “mới” và dấu phẩy.
+ Nếu Dần không bỏ chị ra…bắt cả Dần nữa đấy -> nối 2 vế bằng dấu phẩy và bằng quan hệ từ: nếu không.
b, + Cô tôi nói chưa dứt câu, … khóc không thành tiếng -> nối 2 vế bằng dấu phẩy, cặp từ hô ứng “chưa” – “đã”.
+ Giá mà…cho kì nát vụn mới thôi -> nối 2 vế bằng quan hệ từ “giá mà”.
c, Tôi lại im lặng…mắt đã cay cay -> nối các vế câu bằng dấu phẩy và dấu hai chấm.
d, Hắn làm nghề ăn trộm…lương thiện quá -> nối các vế câu bằng cặp quan hệ từ “nên vốn” – “bởi vì”.
Câu 2:
a, Vì có bão to nên học sinh được nghỉ học.
b, Nếu trời không mưa thì buổi sinh hoạt ngoại khóa sẽ được tiến hành.
c, Tuy gió rét nhưng em bé vẫn theo chân mẹ ra đồng mò cua bắt ốc.
d, Em không chỉ chăm chỉ học hành mà còn chăm chỉ làm việc nhà giúp bố mẹ.
Câu 3:
a, Chuyển các câu ghép ở câu trên thành câu mới bằng cách lược bỏ một quan hệ từ:
+ Bão to nên học sinh được phép nghỉ học.
+ Nếu trời không mưa, buổi sinh hoạt ngoại khóa sẽ được tiến hành.
+ Tuy trời giá rét, bé vẫn đi theo mẹ ra đồng mò cua bắt ốc.
b, Chuyển những câu ghép trên thành các câu mới bằng cách đảo lại trật tự các vế câu:
+ Buổi sinh hoạt ngoại khóa sẽ được tiến hành nếu trời không mưa.
+ Bé vẫn theo mẹ ra đồng mò cua bắt ốc dù trời giá rét.
+ Không chỉ đảm đương việc nhà giúp bố mẹ mà em bé còn chăm chỉ học tập.
Câu 4:
a, Cậu bé đó vừa khóc xong đã cười.
b, Anh đi đâu thì em đi theo đấy.
c, Trời mưa càng to, giao thông càng ùn tắc.
Câu 5:
Thói quen dùng bao bì ni lông là một thói quen xấu, có tác hại rất lớn đến môi trường. Ni lông có chứa hợp chất không thể phân hủy được, chính vì thế theo thời gian, cùng với đó con người vứt rác thải ni lông bừa bãi ra môi trường càng nhiều khiến chúng có mặt ở khắp mọi nơi trên hành tinh này của chúng ta. Nếu chúng ta không thay đổi thói quen xấu này, chúng ta sẽ khiến trái đất bị hủy diệt, và hủy diệt sự sống của chính mình. Hãy giảm tải việc sử dụng bao bì ni lông mỗi ngày và vứt rác, phân loại rác theo quy định.
Bản 2/ Soạn bài: Câu ghép (siêu ngắn)
I. Đặc điểm của câu ghép
Câu 1 & 2:
Tìm và phân tích cụm C-V trong những câu in đậm sưới đây
- Câu 1:
+ Tôi/quên làm sao được... bầu trời quang đãng.
C V
+ Tôi /quên làm sao được
C V
+ những cảm giác trong sáng đó/ nảy nở trong lòng tôi
C V
+ (như) mấy cánh hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng
C V
- Câu 2:
+ mẹ tôi/ âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp
C V
- Câu 3:
+ Cảnh vật xung quanh tôi /đều co sự thay đổi
C V
+ (vì chính) lòng tôi /đang có những sự thay đổi lớn.
C V
+ hôm nay tôi/ đi học.
C V
Câu 3:
Trình bày kết quả vào bảng
Câu 4:
Câu chỉ có một cụm C - V là câu đơn “Buổi mai hôm đó, một buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con dường làng dài và hẹp. ”, câu có các cụm C - V không bao chứa nhau đó là câu ghép “Cảnh vật xung quanh tôi đều có sự thay đổi, vì chính lòng tôi đang có những sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học”, câu có cụm C - V lớn bao chứa câu có cụm C - V nhỏ là câu phức “Tôi quên làm sao được những cảm giác trong sáng đó nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa rươi mỉm cười giữa hầu trời quang đãng. ”
II. Cách nối các vế câu
Câu 1. :
Tìm thêm những câu ghép trong đoạn trích ở cụm 1.
- “Hằng năm cứ đến ngày… kỉ niệm mơn man của ngày tựu trường”
.- “Những lý tưởng đó tôi chưa lần nào… không nhớ hết”.
- “Cảnh vật chung quanh tôi… hôm nay tôi đi học”.
Câu 2:
Trong mỗi câu ghép, các vế câu thường được nối nhau bằng các quan hệ từ: và, vì.
Luyện tập
Câu 1:
Tìm câu ghép và chỉ ra cách để nối các vế trong câu ghép đó.
a, Câu ghép:
+ U van Dần, u lạy Dần! ( không sử dụng từ nối)
+ Chị con có đi, u mới có tiền để nộp sưu, thầy Dần mới được tha về với Dần chứ! ( không sử dụng từ nối)
+ Sáng nay người ta đánh trói thầy Dần như vậy, Dần có thương thầy không? ( không sử dụng từ nối)
+ Nếu Dần không buông chị ra, lát nữa ông lí đến đây, ông ấy trói cả u, trói nốt cả Dần đấy. (“sử dụng từ nối “nếu”)
b, Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã thấy nghẹn ứ, khóc không thành tiếng. (Không sử dụng từ nối)
+ Giá giá những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay đầu mẩu gỗ, cục thủy tinh, tôi quyết định vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà ngấu nghiến nó cho kì nát vụn mới thôi (sử dụng từ nối “giá”)
c, Tôi im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thêm thắt lại, khóe mắt thấy cay cay. (Nối các vê bằng dấu hai chấm)
d, Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa gì lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá (nối bằng quan hệ từ “nên”)
Câu 2:
Đặt câu ghép với cặp quan hệ từ.
a. Vì có bão to nên chúng tôi được nghỉ học
b. Nếu tôi cố gắng hơn nữa thì tôi sẽ đạt được ước mơ của mình
c. Tuy lão Hạc nghèo đói nhưng lão vẫn không phạm vào số tiền để dành cho con trai.
d. Lan không những học giỏi mà bạn ấy còn là một người tốt.
Câu 3:
Chuyển các câu gép vừa đặt được ở trên thành câu ghép mới:
a. Lược bỏ một quan hệ từ
- Trời bão to nên chúng tôi được phép nghỉ học
- Tôi cố gắng hơn nữa thì tôi sẽ đạt được ước mơ của mình
b. Đảo trật tự các vế câu
- Lão Hạc vẫn không phạm vào số tiền dành dụm cho con trai tuy lão nghèo đói
- Lan không những tốt bụng mà bạn ấy còn học rất tốt.
Câu 4:
Đặt câu ghép với những cặp từ hô ứng:
a. Buổi sáng vừa nắng to buổi chiều trời đã đổ mưa.
b. Tôi đi đâu em Cún nhà tôi cũng đi theo đấy
c. Chị Dậu càng van xin tên Cai lệ càng hách dịch.
Câu 5:
Vì bao bì ni nông có tác hại vô cùng lớn đối với môi trường nên chúng ta cần phải thay đổi thói quen dùng bao bì ni lông. Mọi người hãy hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì ni lông bằng cách dùng túi giấy. Chúng ta có thể tái sử dụng bao ni lông bằng cách giặt, phơi khô rồi dùng lại. Không những bản thân chúng ta hành động mà cần kêu gọi mỗi người xung quanh hãy cùng chung tay, tuyên truyền, cổ động để tất cả mọi người cùng nhau tìm ra giải pháp. Thay đổi thói quen dùng bao ni lông chính là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Câu ghép:
- Vì bao bì ni nông có tác hại vô cùng lớn đến môi trường nên chúng ta cần thay đổi thói quen dùng bao bì ni lông.
- Không những bản thân chúng ta cần phải hành động mà mỗi người hãy cùng chung tay, tuyên truyền và cổ động cộng đồng cùng nhau tìm ra biện pháp.
Bài trước: Soạn bài: Luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm (trang 110 sgk Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Trả bài tập làm văn số 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 8 tập 1)