Soạn bài: Câu ghép (tiếp theo) (trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
+ Các vế của câu ghép có mối quan hệ về mặt ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ.
+ Mỗi kiểu quan hệ thường được đánh dấu bằng các cặp quan hệ từ, 1 quan hệ từ hoặc các cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, việc xác định nghĩa trong các trường hợp, phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
I. QUAN HỆ Ý NGHĨA GIỮA CÁC VẾ CÂU
I. QUAN HỆ Ý NGHĨA GIỮA CÁC VẾ CÂU
1. + Quan hệ nguyên nhân – kết quả.
+ Vế “Có lẽ tiếng Việt…đẹp”: kết quả.
+ Các vế “bởi vì tâm hồn của người dân Việt Nam…nghĩa là rất cao đẹp”: nguyên nhân.
2. + Điều kiện: Nếu trời không mưa to, tôi sẽ đi.
+ Tăng tiến, thăng cấp: Trời càng nắng, tôi càng cảm thấy mệt mỏi.
+ Tương phản đối lập: Dù anh ta có cố gắng bao nhiêu đi nữa thì cũng vẫn thất bại.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1:
a, + Quan hệ nguyên nhân – kết quả
+ Vế “Cảnh vật…thay đổi”: kết quả.
+ Vế “vì chính trong lòng tôi…đi học”: nguyên nhân.
b, + Quan hệ điều kiện giả định – kết quả
+ “Nếu trong pho…dấu vết vẫn còn lưu lại”: điều kiện giả định.
+ “thì…bực nào”: kết quả.
c, + Quan hệ tương đồng - song hành.
+ Các vế đi cùng cụm từ “chẳng những” song hành với các vế đi cùng từ “mà”.
d, + Quan hệ tương phản đối lập
+ Vế “tuy rét buốt vẫn kéo dài” đối lập với vế “mùa xuân đã về bên bờ sông Lương”.
e, + Câu 1: Quan hệ tuyến tính, tiếp nối.
+ Vế “Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau” là hành động trước của vế còn lại.
+ Câu 2: Quan hệ nguyên nhân – kết quả
+ Vế “Kết cục, …con mọn”: nguyên nhân.
+ Vế “hắn bị…ngã lộn nhào ra thềm”: kết quả.
Câu 2:
+ Câu ghép:
Đoạn 1: Trời xanh thẳm…dâng lên cao, chắc nịch; Trời trải mây…dịu hơi sương; Trời âm u…xám xịt nặng nề; Trời âm ầm…giận dữ…
Đoạn 2: Buổi sáng sớm…trời mới quang đãng; Buổi chiều…xuống mặt biển.
+ Quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế câu:
Đoạn 1: quan hệ song hành.
Đoạn 2: Câu “buổi sớm…trời mới quang” - quan hệ điều kiện – kết quả; Câu “Buổi chiều…xuống mặt biển” - quan hệ tiếp nối.
+ Có thể tách các vế của câu thành các câu đơn vì chúng vẫn đảm bảo đúng cấu trúc ngữ pháp. Tuy nhiên không nên tách câu, vì chúng sẽ làm mất đi sự liên kết về ý nghĩa, mất đi cái hay và vẻ đẹp của đoạn văn. + Câu ghép:
Đoạn 1: Trời xanh thẳm…dâng lên cao, chắc nịch; Trời trải mây…dịu hơi sương; Trời âm u…xám xịt nặng nề; Trời âm ầm…giận dữ…
Đoạn 2: Buổi sớm…trời mới quang đãng; Buổi chiều…xuống mặt biển.
+ Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu:
Đoạn 1: quan hệ song hành.
Đoạn 2: Câu “buổi sớm…trời mới quang đãng” - quan hệ điều kiện – kết quả; Câu “Buổi chiều…xuống mặt biển” - quan hệ tiếp nối.
+ Có thể tách các vế của câu thành một câu đơn vì chúng vẫn giữ được đúng cấu trúc ngữ pháp. Tuy nhiên không nên tách như vậy, vì chúng sẽ làm mất đi sự liên kết nghĩa, mất đi cái hay và vẻ đẹp của đoạn văn.
Câu 3:
+ Xét về lập luận, có thể tách mỗi câu đã cho thành một câu đơn, vì chúng vẫn đảm bảo được cấu trúc ngữ pháp, mỗi vế của câu đề cập đến một sự việc, hành động.
+ Các câu dài như vậy thể hiện được tâm trạng khổ não, rối ren của nhân vật lão Hạc, đồng thời cũng bộc lộ tính cách của lão.
Câu 4:
a, + Quan hệ điều kiện – kết quả.
+ Không nên tách từng vế câu thành một câu đơn vì nó sẽ không đảm bảo được sự liên kết về ý nghĩa và cảm xúc của câu văn.
b, + Tách: Thôi, u van con. U lạy con. Con có thương thầy thương u. Con đi luôn bây giờ cho u.
Ở cách viết như trên, lời nói của chị Dậu đã không còn cảm xúc dằn vặt, đau khổ, van lơn
Bản 2/ Soạn bài: Câu ghép (tiếp theo) (siêu ngắn)
I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu
Bài 1:
Quan hệ giữa các vế trong câu ghép là quan hệ nguyên nhân-kết quả.
“Có lẽ tiếng Việt của chúng ta rất đẹp”: Vế chỉ kết quả
“bởi vì tâm hồn của người dân Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý là vĩ đại, nghĩa là chúng rất đẹp”: Vế chỉ nguyên nhân.
Bài 2:
- Các quan hệ về ý nghĩa có thể nối các vế câu:
+ Điều kiện: Nếu trời mưa bão to chúng tôi sẽ được nghỉ học
+ Tương phản: Tôi đói nhưng mẹ vẫn chưa nấu ăn xong.
+ Tăng tiến: Tôi càng chăm chỉ học tập bố mẹ càng vui lòng.
+ Đồng thời: Nắng lên cao và màn sương tan dần
...
Luyện tập
Bài 1
a, Quan hệ vế thứ nhất và vế thứ 2: nguyên nhân- kết quả:
+ Nguyên nhân: "tôi đi học"
+ Kết quả: "cảnh vật xung quanh tôi đều có sự thay đổi"
- Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ 2 và vế thứ 3: quan hệ giải thích
+ vế thứ 3 sau dấu hai chấm “hôm nay tôi đi học” có ý nghĩa giải thích cho những điều đã được nêu ở vế thứ 2 “ lòng tôi đang có những sự thay đổi lớn”
b, Quan hệ giả thuyết- hệ quả
+ Giả thuyết: “pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại”
+ Hệ quả: "cảnh tượng nghèo nàn"
c, Quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế: quan hệ đồng thời
+ vế thứ nhất nêu ra quyền lợi của vị chủ tướng, vế thứ 2 nêu quyền lợi của tướng sĩ, quân binh
d, Quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế: quan hệ tương phản
+ Vế thứ nhất: “rét kéo dài”
+ Vế hai: “mùa xuân đã về bên bờ sông Lương”
e, Quan hệ giữa các vế: quan hệ tăng tiến
+ Mức độ đấu tranh tăng tiến dần: giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông cây gậy ra, áp sát vào vật nhau.
- Quan hệ nguyên nhân-kết quả:
+ Vế nguyên nhân: anh chàng “hầu cận ông lí trưởng” yếu đuối hơn chị chàng con mọn.
+ Vế kết quả: bị chị này túm tóc lẳng một cái thật mạnh, ngã lộn nhào ra thềm.
Bài 2:
a. Các câu ghép trong đoạn trích trên:
- Đoạn trích 1:
+ Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng lên cao, chắc nịch.
+Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.
+ Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
+ Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.
- Đoạn trích 2:
+ Buổi sáng, mặt trời đã lên ngang cột buồm, màn sương tan, trời mới quang đãng.
+ Buổi chiều, nắng nhạt dần, sương đã buông thật nhanh xuống mặt biển.
b. Quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép:
- Đoạn trích 1: Quan hệ nguyên nhân-kết quả.
- Đoạn trích 2: Quan hệ tăng tiến
c. Không nên tách từng vế của câu trong các câu ghép ở hai đoạn trích trên thành các câu đơn, bởi vì mối quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế trong các câu này liên kết rất chặt chẽ.
Bài 3:
- 2 câu ghép:
+ "Việc thứ nhất: …trông coi nó"
+ "Việc thứ hai: … hàng xóm gì cả"
-Xét về mặt lập luận không nên tách các vế của các câu ghép đó thành câu đơn. Vì: mỗi câu ghép triển khai một việc mà lão Hạc nhờ ông giáo. Nếu tách từng vế câu trong các câu ghép này thành một câu đơn thì sẽ làm giảm đi tính chặt chẽ, liên kết về mặt ý nghĩa trong lập luận.
- Xét về giá trị biểu hiện, câu ghép dài như trên đóng vai trò quan trọng trong việc miêu tả lời lẽ nhân vật Lão Hạc: diễn tả chính xác cái sự kể lể “dài dòng” của lão Hạc vì sự việc lão kể là một sự việc hệ trọng đối với lão, đúng với tâm trạng buồn khổ của lão Hạc khi túng quẫn với hoàn cảnh thực tại của mình. Thể hiện tính cách cẩn thận, biết lo xa của lão Hạc.
Bài 4:
a. Quan hệ về mặt ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ 2 là mối quan hệ giả thiết - hệ quả. Không nên tách các vế câu ghép thành các câu đơn vì: mỗi vế trong câu ghép có sự liên kết với nhau thống nhất một ý nghĩa trọn vẹn.
b. Nếu tách các vế trong câu thứ nhất và thứ 3 thành các câu đơn thì lời nói của nhân vật sẽ trở nên rời rạc, làm giảm sự liên kết không làm nổi bật được sự thiết tha, tình cảm mãnh liệt khi đang rơi vào tình cảnh cấp bách.
Bài trước: Soạn bài: Ôn dịch thuốc lá (trang 121 sgk Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Phương pháp thuyết minh (trang 128 sgk Ngữ văn 8 tập 1)