Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Câu cầu khiến (Soạn văn 8)

Soạn bài: Câu cầu khiến (Soạn văn 8)

- Câu cầu khiến là các câu có chứa các từ cầu khiến như: đừng, đi, thôi, hãy, chớ, nào, … hay ngữ điệu cầu khiến sử dụng để ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo, …

- Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc câu bằng dấu chấm than; nhưng khi ý cầu khiến không được làm nổi bật thì có thể dùng dấu chấm để kết câu.

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

Câu 1:

Câu cầu khiến và tác dụng:

a.

- Thôi đừng lo lắng. (khuyên bảo).

- Cứ về đi (yêu cầu).

b.

Đi thôi con (yêu cầu).

Đặc điểm hình thức đã cho thể hiện đó là câu cầu khiến. Các từ cầu khiến: đừng, ... đi, thôi.

Câu 2:

- Cách đọc câu “Mở cửa! ” trong (b) khác với cách đọc “Mở cửa. ” ở câu (a).

- Câu “Mở cửa! ” trong (b) có mục đích yêu cầu, ra lệnh. “Mở cửa. ” trong (a) có mục đích để trả lời cho câu hỏi “Anh đang làm gì đấy? ”.

II. Luyện tập

Câu 1:

Đặc điểm hình thức: Có chứa từ cầu khiến hãy câu (a), đi câu (b), đừng câu (c).

- Câu (a) khuyết chủ ngữ, câu (b) chủ ngữ là “Ông giáo”, câu (c) chủ ngữ là “chúng ta”.

- Thêm bớt chủ ngữ vào những câu cầu khiến trên:

a- Thêm CN: Con hãy lấy gạo….. ⇒ Ý nghĩa câu không hề thay đổi, đối tượng tiếp nhận rõ ràng, cụ thể hơn, tình cảm thân mật, nhẹ nhàng hơn.

b- Bớt CN: Hút trước đi! ⇒ Ý cầu khiến được nhấn mạnh hơn nhưng lại thiếu tôn trọng người đối thoại.

c- Bớt CN: Nay các anh đừng… ý nghĩa cơ bản của câu đã có sự thay đổi.

Câu 2:

a- Thôi, im… đi. ⇒ thiếu CN; từ cầu khiến: đi.

b- Các em đừng khóc. ⇒ CN ở ngôi thứ 2, số nhiều; từ cầu khiến: đừng.

c- Đưa tay ra đây cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! ⇒ Không CN, không chứa từ cầu khiến nhưng có ngữ điệu cầu khiến.

Câu 3:

-Câu a vắng CN nên ý nghĩa cầu khiến không thể hiện được sự trang nhã, lịch sự, mà giống như một mệnh lệnh.

-Câu b Có CN, ngôi thứ hai, số ít ⇒ ý cầu khiến nhẹ hơn, bộc lộ tình cảm của người nói đối với người nghe.

Câu 4:

- Mục đích: Dế Choắt đề nghị Dế Mèn đào giúp mình một cái ngách thông sang nhà Dế Mèn.

- Sử dụng câu nghi vấn vì Dế Choắt tự xem mình là kẻ yếu, vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn.

Câu 5:

Không thể thay thế cho nhau vì ý nghĩa của 2 câu này rất khác nhau.

a- Đi đi con! ⇒ người mẹ động viên và khuyến khích người con hãy vững bước đi vào đời. ( chỉ mình con đi).

b- Đi thôi con! ⇒ ra lệnh và yêu cầu con đi. (cả mẹ và con cùng đi).