Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (trang 29 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1)
Câu 1 (trang 29 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc các đề văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
(1) Kể 1 câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em
(2) Kể chuyện về 1 người bạn tốt
(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu
(4) Ngày sinh nhật của em
(5) Quê em đổi mới
(6) Em đã lớn rồi
Trả lời:
a, Các đề văn không có từ "kể" vẫn có thể được xem là đề văn tự sự vì đề đã nêu ra được 1 chủ đề, 1 phạm vi nội dung của câu chuyện.
b, Từ, cụm từ trung tâm trong từng đề:
+ Đề 1: kể, câu chuyện mà em thích
+ Đề 2: kể, 1 người bạn tốt
+ Đề 3: kỉ niệm, ngày thơ ấu
+ Đề 4: ngày sinh nhật, của em
+ Đề 5: quê em, đổi mới
+ Đề 6: em, lớn
c, Các đề kể về người:
- (1) Kể 1 câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em
- (2): Kể chuyện về 1 người bạn tốt
- (3) Kỉ niệm ngày thơ ấu
- (4) Ngày sinh nhật của em
- (6) Em đã lớn rồi
Các đề kể về sự việc là:
- (1) Kể 1 câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em
- (5) Quê em đổi mới
Câu 2 (trang 30 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Lập dàn ý cho đề văn dưới đây: "Kể 1 câu chuyện em thích bằng lời văn của em"
Trả lời:
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện mà em muốn kể (em đã được nghe ai kể lại hay đọc được câu chuyện đó ở đâu). Khẳng định đó là 1 câu chuyện rất ý nghĩa, rất hay và em rất thích câu chuyện đó.Thân bài: Kể lại câu chuyện đó theo lời văn của em
- Mở đầu câu chuyện (câu chuyện được bắt đầu như thế nào, có thể giới thiệu các nhân vật chính của câu chuyện đó,... )
- Kể ra những sự việc chính của câu chuyện mà em định kể
+ Sự việc thứ nhất
+ Sự việc thứ 2
+ Sự việc thứ 3
......
- Kết thúc câu chuyện (câu chuyện có kết thúc ra sao, có thể nói thêm lý do tại sao em hài lòng với cách kết thúc đó,... )
Kết bài: Nêu bài học sâu sắc mà câu chuyện đó đã để lại trong em.
Bài trước: Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự (trang 45 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Sọ Dừa (trang 54 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)