Phương pháp tả cảnh (trang 40-41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 40-41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 47 SGK: Nếu phải tả quang cảnh của lớp học trong giờ viết bài tập làm văn thì em sẽ miêu tả như thế nào? Hãy suy nghĩ sau đó trả lời theo các gợi ý sau:
a, Em sẽ quan sát và lựa chọn các hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nào để tả quang cảnh ấy.
b, Em định miêu tả quang cảnh đó theo thứ tự như thế nào?
c, Hãy viết mở bài và kết bài cho bài văn này.
Trả lời:
Lựa chọn hình ảnh và sắp xếp theo một trật tự nhất định:
- Không khí bao trùm cả lớp học: nghiêm túc, yên lặng, chỉ nghe thấy tiếng bút viết sột soạt trên giấy.
- Các bạn học sinh đang làm bài nghiêm túc: có bạn thì đang chăm chú làm bài, có bạn thì nhăn nhó vì suy nghĩ chưa ra,...
- Cô giáo đi vòng quanh lớp để nhắc nhở các bạn học sinh phải ngồi thẳng lưng, viết bài thật cẩn thận,...
- Cảm nghĩ của bản thân về quang cảnh của lớp học trong giờ làm bài.
Mở bài: Trái ngược với vẻ ồn ào và náo nhiệt của giờ giải lao.
Câu 2 (trang 41 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 47 SGK: Nếu phải viết bài văn tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì trong phần thân bài em sẽ miêu tả theo trình tự nào (theo trình tự không gian: từ xa đến gần hay theo trình tự thời gian: trước, trong và sau giờ ra chơi)? Hãy lựa chọn 1 cảnh của sân trường trong giờ ra chơi ấy để viết thành 1 bài văn miêu tả.
Trả lời:
Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu về đối tượng miêu tả: Quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
Thân bài:
- Miêu tả bao quát: Sân trường giờ ra chơi vô cùng náo nhiệt, ồn ào, nhiều bạn học sinh ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ.
- Miêu tả cụ thể: Cảnh các bạn học sinh đang chơi các trò chơi ở các góc sân trường
+ Nhóm chơi nhảy dây
+ Nhóm ngồi tán chuyện dưới gốc cây
+ Nhóm chơi đá bóng
+ Nhóm thì cùng nhau đọc truyện
...
Kết bài: Cảm xúc của em trong mỗi giờ ra chơi.
- Đoạn văn miêu tả một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi:
Tiếng trống trường đã điểm, báo hiệu giờ ra chơi đã đến, không khí trong sân trường lúc trước rất yên tĩnh, vắng vẻ, bây giờ đã trở nên ồn ào và náo nhiệt. Trên sân trường, những cô cậu học trò mặt mày hớn hở chơi những trò chơi mà mình yêu thích. Ở góc cây bàng có nhóm bạn ngồi đọc truyện, ở giữa sân có mấy nhóm đang chơi đá cầu, nhiều bạn thì chơi đuổi nhau. Sân trường giờ đây tràn ngập tiếng cười nói vui vẻ. Nắng nhảy nhót trên những tán lá cây, như muốn hòa chung với không khí vui tươi, náo nhiệt của các cô cậu học trò.
Câu 3 (trang 42-43 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Hãy đọc kĩ đoạn thơ dưới đây
a, Cho biết đối tượng nào được miêu tả trong đoạn trích
b, Sự miêu tả ở đây đã được thực hiện theo trình tự nào?
c, Nêu đánh giá của bản thân về nghệ thuật miêu tả của tác giả.
Trả lời:
- Đối tượng miêu tả trong đoạn thơ là: Quang cảnh chợ Tết tại một vùng quê miền núi cao.
- Trình tự miêu tả của tác giả: Miêu tả từ xa đến gần rồi lại miêu tả ở tầm xa, từ bao quát cho đến cụ thể.
- Đánh giá nghệ thuật miêu tả của tác giả: Tác giả đã có cách miêu tả vừa khái quát vừa cụ thể, chi tiết, vừa tái hiện khung cảnh một cách bao quát, vừa khắc họa các góc nhìn cận cảnh. Ngòi bút miêu tả của tác giả đã giúp người đọc có thể tưởng tượng được khung cảnh đông vui, tấp nập, trù phú của phiên chợ Tết vùng cao.
Bài trước: Chương trình địa phương. Rèn luyện chính tả (trang 38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài tiếp: Viết bài tập làm văn số 5: Văn tả cảnh (trang 43 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)