Thánh Gióng ( trang 22 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)
Câu 1 (trang 22 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong truyện Thánh Gióng có các nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xât dựng bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo với ý nghĩa sâu sắc. Em hãy tìm và liệt kê ra các chi tiết đó.
Trả lời:
STT | Tên gọi của nhân vật | Nhân vật chính | Nhân vật phụ |
---|---|---|---|
1 | Ông lão | x | |
2 | Bà lão | x | |
3 | Nhà vua | x | |
4 | Sứ giả | x | |
5 | Thánh Gióng | x | |
6 | Bà con làng xóm | x |
- Giải thích vì sao em lại cho rằng nhân vật đó là nhân vật chính, các nhân vật khác là nhân vật phụ: Thánh Gióng là nhân vật chính của truyện vì tất cả các sự việc diễn ra đều xoay quanh nhân vật này, các nhân vật khác chỉ là nhân vật phụ, chỉ xuất hiện với ý nghĩa là thúc đẩy sự việc.
- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo có liên quan đến nhân vật chính là:
+ Bà ướm chân mình vào vết chân to lạ ở ngoài đồng, về nhà biết mìn thụ thai
+ Đứa trẻ lên 3 mà không biết nói, biết đi, biết cười, đặt đâu nằm đấy
+ Đứa bé bỗng nhiên cất tiếng nói
+ Cậu bé lớn nhanh như thổi
+ Cậu bé đứng dậy vươn vai cao hơn trượng
+ Cả người và ngựa từ từ bay lên trời
Câu 2 (trang 22 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Theo em, những chi tiết dưới đây có ý nghĩa như thế nào?
a, Tiếng nói đầu tiên của cậu bé lên 3 là tiếng nói xin được đi đánh giặc.
b, Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt để đánh giặc.
c, Bà con làng xóm vui lòng góp gạo để nuôi cậu bé.
d, Gióng ăn nhiều và lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ.
đ, Gậy sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc.
e, Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và cưỡi ngựa bay thẳng về trời.
Trả lời:
a, Tiếng nói đầu tiên của cậu bé lên 3 là tiếng nói xin đi đánh giặc:
- Dân tộc ta phải trải qua nhiều năm chống giặc ngoại xâm
- Mọi người đều có tinh thần yêu nước sâu sắc, hăng hái xung phong chống giặc ngoại xâm, kể cả người rất trẻ
- Cậu bé lên 3 cũng có tinh thần xung phong đánh giặc ngoại xâm.
b, Gióng đòi roi sắt, giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc:
- Thời ấy, nhân dân ta đã biết chế tạo các loại vũ khí bằng sắt
- Có ngựa, roi, giáp sắt, Gióng sẽ trở nên hùng dũng hơn
- Chỉ có những loại vũ khí, trang bị đó mới xứng với tầm vóc của người anh hùng
c, Bà con làng xóm vui lòng góp gạo để nuôi cậu bé:
- Đề cao tinh thần đoàn kết dân tộc
- Tình làng nghĩa xóm gần gũi và đoàn kết
- Mọi người cùng chung ý chí chống ngoại xâm
d, Gióng ăn nhiều và lớn nhanh như thổi, vươn vai biến thành tráng sĩ.
- Đoàn kết đã tạo nên sức mạnh to lớn
- Một dân tộc có sự lớn mạnh rất nhanh
- căm ghét sự xâm lược của giặc ngoại xâm, lòng yêu nước đã tạo nên sức mạnh phi thường
đ, Gậy sắt bị gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc:
- Dùng cả vũ khí thô sơ và vũ khí hiện đại để đánh giặc
- Sự sáng tạo khi ở những tình huống khó khăn
- Cây tre có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người Việt
e, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt bỏ lại và cưỡi ngựa bay thẳng về trời:
- Gióng không phải là một con người bình thường mà là thần thánh nên phải trở về trời
- Gióng đánh giặc với tinh thần yêu nước và không màng danh lợi
- Gióng chính là biểu tượng cho ước mơ của nhân dân
Câu 3 (trang 23 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng.
Trả lời:
- Biểu tượng rực rỡ của sức mạnh và ý thức bảo vệ đất nước.
- Thể hiện ước mơ và quan niệm của nhân dân ta ngay từ những ngày đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước và chống giặc ngoại xâm.
Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyền thuyết thường có sự liên quan tới sự thật lịch sử, theo em truyện Thánh Gióng có liên quan tới sự thật lịch sử nào?
Trả lời:
Thông tin được đánh dấu dưới đây có liên quan tới truyện Thánh Gióng:
- Nước ta sớm có các cuộc xâm lăng đến từ phương Bắc
- Dân ta sớm đã biết đoàn kết toàn dân để chống giặc ngoại xâm
- Dân ta thời Hùng Vương đã biết chế tạo ra các đồ dùng và vũ khí bằng sắt
- Đây là một cuộc chiến tranh thôn tính của thế lực phía Bắc, giặc Ân là hoàn toàn không có thật.
Câu 5 (trang 24 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Hình ảnh nào của Thánh Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em?
Trả lời:
a, Các trường hợp dưới đây là những hình ảnh đẹp nhất của Gióng trong tâm trí em:
- "Đứa bé... bỗng dưng cất tiếng nói"
- "Chú bé đứng dậy, vươn vai 1 cái bỗng biến thành 1 tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt"
- "Bỗng roi sắt bị gãy, tráng sĩ bèn nhổ những bụi tre ven đường quật vào giặc"
- "... tráng sĩ cưỡi ngựa chạy đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời"
b, Lí do vì sao hình ảnh về Thánh Gióng được chọn ở trên lại là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em: Vì các hình ảnh ấy có tính biểu tượng cao, giàu ý nghĩa sâu sắc, tốt đẹp, càng khiến cho hình ảnh của người anh hùng Gióng trong trí tưởng tượng của nhân dân ta trở nên thiêng liêng và đẹp đẽ hơn.
Câu 6: Thánh Gióng là một người anh hùng nhỏ tuổi. Trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay, có những vị anh hùng nhỏ tuổi nào? Họ có xứng đáng nối tiếp truyền thống dân tộc mà Thánh Gióng khởi đầu không? Tại sao?
Trả lời:
- Các anh hùng nhỏ tuổi là: Lê Văn Tám, Trần Quốc Toản, Kim Đồng (Nông Văn Dền), Vừ A Dính, Hồ Văn Mên, Dương Văn Nội, ...
- Các người anh hùng này đã tiếp nối truyền thống vẻ vang của dân tộc mà người khởi đầu chính là Thánh Gióng.
- Họ đều đã dùng cả tuổi trẻ của mình để tham gia vào các cuộc kháng chiến để bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước, ở họ đều có tình yêu đất nước, yêu quê hương mãnh liệt, và tinh thần có kiên cường, bất khuất
Bài trước: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt (trang 17 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Từ mượn ( trang 26 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)