Hoán dụ (trang 72 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 72 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Kể tên các kiểu hoán dụ. Mỗi kiểu hãy nêu một ví dụ.
Trả lời:
Kiểu hoán dụ | Ví dụ |
---|---|
Lấy 1 bộ phận để gọi tổng thể | Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm |
Lấy vật chứa đựng để nói về vật bị chứa đựng | Gia đình này có cuộc sống rất hạnh phúc, rất đáng để mơ ước |
Lấy dấu hiệu của sự vật để nói về sự vật | Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên |
Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng | 1 cây làm chẳng nên non 3 cây chụm lại nên hòn núi cao |
Câu 2 (trang 73 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 84 SGK: Chỉ ra phép hoán dụ trong các câu thơ, câu văn dưới đây và cho biết mối quan hệ giữa những sự vật trong từng phép hoán dụ là gì.
Trả lời:
Hoán dụ | Mối quan hệ | |
---|---|---|
a | Làng xóm ta | lấy vật chứa đựng để nói về vật bị chứa đựng |
b | trồng người | lấy cái cụ thể gọi nói về trừu tượng |
c | áo chàm | lấy dấu hiệu của sự vật để nói về sự vật |
d | trái đất | lấy vật chứa đựng để nói về vật bị chứa đựng |
Câu 3 (trang 73 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 84 SGK: Hoán dụ có gì giống và khác với phép ẩn dụ? Nêu ví dụ minh họa.
Trả lời:
Ẩn dụ | Hoán dụ | |
---|---|---|
Giống nhau | Đều là để gọi tên sự vật hoặc hiện tượng dựa trên nguyên tắc có sự liên quan tới nhau | |
Khác nhau | Nói về sự vật đó dựa trên sự tương đồng | Nói về sự vật dựa trên quan hệ gần gũi |
Câu 4 (trang 74 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Chỉ ra các hoán dụ trong các câu dưới đây và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào.
Trả lời:
Hoán dụ | Kiểu hoán dụ | |
---|---|---|
a | tay sào, tay chèo | Lấy 1 bộ phận để nói về tổng thể |
b | tiếng sáo bay theo chân hai người | lấy dấu hiệu của sự vật để nói về sự vật |
Câu 5 (trang 74 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm ẩn dụ và hoán dụ trong các câu dưới đây.
Trả lời:
Ẩn dụ | Hoán dụ |
---|---|
quá khứ bóng hồng | mùa vàng năm tấn, bảy tấn xuân lan, thu cúc |