Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Ngữ văn 6 > Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi) (trang 14 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)

Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi) (trang 14 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)

Câu 1 (trang 14 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài văn miêu tả về cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy xác định bố cục của bài văn.

Em hãy hình dung ra vị trí quan sát của người miêu tả. Vị trí đó có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả?

Trả lời:

STTCác cảnh được miêu tả trong bài vănTừ.................. đến..................
1Cảnh tượng sông ngòi khi tiến về hướng mũi Cà MauTừ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu"
2Cảnh tượng kênh rạch ở Cà Mau Từ "Từ khi qua Chà Là" đến "nước đen"
3Cảnh dòng sông Năm Căn Từ "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt" đến "khói sóng ban mai"
4Cảnh chợ Năm CănTừ "Chợ Năm Căn" đến hết

Câu 2 (trang 15 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 22 SGK: Trong đoạn văn (từ đầu đến "lặng lẽ một màu xanh đơn điệu") tác giả đã diễn tả những ấn tượng ban đầu đã bao trùm lên vùng sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng đó như thế nào và đã được cảm nhận qua các giác quan nào?

Trả lời:

- Các từ, cụm từ miêu tả một cách khái quát cảnh sông nước Cà Mau là: sông ngòi và kênh rạch càng bủa giăng chằng chịt như mạng nhện, chỉ toàn là một sắc xanh cây lá, tiếng rì rào bất tận của các khu rừng, tiếng sóng rì rào... vọng về trong hơi gió muối.

- Ấn tượng ban đầu của người viết về vùng sông nước Cà Mau là: một sắc xanh bao trùm cả không gian, màu xanh của nước, của cây lá, của trời.

- Tác giả đã cảm nhận được ấn tượng trên bằng các giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác.

Câu 3 (trang 15-16 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 22 SGK: Qua đoạn nói về cách đặt tên cho các con sông, con kênh ở vùng sông nước Cà Mau, em có đưa ra nhận xét gì về các địa danh đó? Các địa danh này gợi ra đặc điểm gì về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau?

Trả lời:

Địa danhLí do đặt tên
Mái Giầm2 bên bờ rạch mọc nhiều cây mái giầm
Bọ Mắtở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt
Ba Khíaở đó 2 bên bờ tập trung toàn là ba khía
Năm Cănngày xưa bên bờ sông chỉ có duy nhất một cái lán năm gian

- Đặc điểm chung của địa danh ở vùng sông nước Cà Mau: đều được đặt tên theo các đặc điểm sinh thái ở 2 bên bờ sông.

- Đặc điểm chung của thiên nhiên ở vùng sông nước Cà Mau là: còn hoang sơ tuy nhiên tràn đầy sức sống, thiên nhiên nơi đây có sự gắn liền với sông nước.

Câu 4 (trang 16-17 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 22 SGK: Em hãy đọc kĩ lại đoạn văn từ "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua" đến "sương mù và khói sóng ban mai" và trả lời các câu hỏi dưới đây:

a, Tìm các chi tiết đã thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của rừng đước và dòng sông.

b, Trong câu "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Nam Căn" có các động từ nào chỉ cùng 1 hoạt động của con thuyền? Nếu thay đổi trình tự các động từ đó trong câu thì sự ảnh hưởng gì tới nội dung được diễn đạt hay không? Nhận xét về sự chính xác và tinh tế trong cách sử dụng từ của tác giả ở trong câu này?

c, Tìm trong đoạn văn các từ để miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét về cách miêu tả màu sắc của tác giả.

Trả lời:

a, Các chi tiết đã thể hiện sự rộng lớn và hùng vĩ của rừng đước và dòng sông là:

- Dòng sông: mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển cả ngày lẫn đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi, con sông rộng cả hơn ngàn thước.

- Rừng đước: dưng lên cao ngất như 2 bức trường thành vô tận, lớp này chồng lên lớp kia ôm trọng cả dòng sông, đắp từng bậc màu xanh rêu, xanh lá mạ, màu xanh chai lọ.

b, Các động từ chỉ cùng 1 hoạt động của con thuyền theo trình tự miêu tả là: đổ ra, chèo thoát qua, xuôi về.

Trình tự này nếu thay đổi, sẽ khiến cho nội dung miêu tả cũng thay đổi theo. Tác giả đã sử dụng từ chính xác cho từng đoạn địa hình khác nhau trước khi thuyền về tới Năm Căn.

c, Tác giả tả một cách cụ thể và chi tiết từng màu xanh khác nhau của rừng đước, mỗi màu sắc cũng chính là một giai đoạn phát triển khác nhau của cây được. Cách miêu tả của tác giả đã làm cho hình ảnh rừng đước trở nên sinh động và tràn trề sức sống.

Câu 5 (trang 17 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 22 SGK: Các hình ảnh, chi tiết nào về chợ Năm Căn đã thể hiện được sự đông vui, tấp nập, trù phú và độc đáo của chợ vùng Cà Mau.

Trả lời:

- Các hình ảnh, chi tiết đã thể hiện sự trù phú của khu chợ vùng Cà Mau: bến vận hà nhộn nhịp, nhiều lò than hầm gỗ đước, nhiều ngôi nhà bè, có thể gọi một món xào, món nấu Trung Quốc, đĩa thịt rừng nướng ướp, món nữa trang đắt giá, cây chim cuộn chỉ, bộ quần áo, ...

- Các hình ảnh và chi tiết đã thể hiện sự độc đáo của chợ vùng Cà Mau: những người bán hàng đến từ những vùng miền, với đủ các giọng nói líu lô, đủ các kiểu ăn mặc sặc sỡ.

Câu 6 (trang 17 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 22 SGK: Qua bài văn này, em có cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực Nam của tổ quốc?

Trả lời:

Cà Mau là một vùng đất có thiên nhiên hoang sợ, hùng vĩ, cuộc sống buôn bán tấp nập và nhộn nhịp. Ấn tượng nhất với em vẫn chính là hình ảnh khu chợ nổi Năm Căn đông vui, đầy tấp nập, nhộn nhịp, độc đáo và trù phú. Hình ảnh khu chợ nổi này chính là đặc trưng riêng của cả vùng sông nước như Cà Mau.

Câu 7 (trang 18 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài văn đã thể hiện sắc thái Nam Bộ trong quá trình miêu tả. Sắc thái đó được thể hiện qua các từ ngữ nào?

Trả lời:

- Các từ ngữ đã thể hiện sắc thái Nam Bộ:

+ Từ ngữ chỉ địa danh: Cà Mau, Bọ Mắt, Chà Là, Cái Keo, Năm Căn,...

+ Từ ngữ mang đậm cách nói Nam Bộ, gắn liền với đời sống của người dân Nam Bộ: cột đáy, thuyền chài, ba khía, cận, thuyền lưới, trấn, cút rượu,...

Câu 8 (trang 18 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn thơ của Xuân Diệu trong phần Đọc thêm có gì bổ sung cho bài văn này khi nói về Cà Mau?

Trả lời:

Nhà thơ Xuân Diệu đã nhấn mạnh vùng đất Cà Mau là địa đầu của Tổ quốc, là máu thịt của đất nước và là mũi tàu Tổ quốc.