Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Ngữ văn 6 > Tìm hiểu chung về văn tự sự (trang 28 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Tìm hiểu chung về văn tự sự (trang 28 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc mẩu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:

Hãy cho biết: Trong truyện này, phương thức tự sự được thể hiện như thế nào? Câu chuyện đã thể hiện ý nghĩa gì?

Trả lời:

Phương thức tự sự trong truyện được thể hiện thông qua việc trình bày sự thay đổihành động và suy nghĩ của ông già sau khi Thần Chết xuất hiện, cho dù đã kiệt sức mà vẫn rất ham sống.

Ý nghĩa của câu chuyện trên là: Không nên chỉ vì một phút mệt mỏi mà đã mang cái chết ra để than vãn kẻo hối hận không kịp.

Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Bài thơ Sa bẫy có phải là 1 loại văn bản tự sự không? Tại sao? Hãy kể lại câu chuyện bằng miệng.

Trả lời:

Truyện kể trong bài thơ có những sự việc dưới đây:

Thứ tự liệt kê Chuỗi sự việc nối theo nhau dẫn tới kết thúc bất ngờ
1 Bé Mây và mèo con cùng rủ nhau đánh bẫy bầy chuột nhắt
2 Đêm ấy bé Mây nằm ngủ và nghe thấy bầy chuột bị sa bẫy
3 Sáng ra lại thấy cá trong bẫy đã bị ăn mất mà không thấy có con chuột nào sa bẫy, chỉ thấy chú mèo đang nằm giữa lồng.

Câu 3 (trang 29,30 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): 2 văn bản dưới đây có nội dung tự sự không? Tại sao? Tự sự ở đây có vai trò gì?

Trả lời:

Văn bản Nội dung tự sự Mục đích
Huế: Khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 Nói về sự việc là Huế tổ chức trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 và các thành phần tham gia cũng như việc dùng những tác phẩm sau khi kết thúc trại điêu khắc. Nói về trại điêu khắc được tổ chức tại Huế, đồng thời khẳng định đây chính là 1 sự kiện văn hóa có quy mô và ý nghĩa.
Người Âu Lạc đánh tan quân tần xâm lược Kể về quá trình người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu chống lại sự xâm lược của quân Tần để bảo vệ bờ cõi, thắng lợi đã thuộc về người Việt ta.
Không chỉ là tái hiện lại sự kiện lịch sự mà còn nhằm thể hiện sự tự hào đối với kiên cường bất khuất, truyền thống yêu nước của nhân dân ta từ bao đời nay.

Câu 4 (trang 30 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Em hãy kể câu chuyện để giải thích tại sao người Việt Nam lại tự xưng là con Rồng cháu Tiên.

Trả lời:

Ngày xưa, có truyền thuyết kể rằng, ở vùng đất Lạc Việt, có một vị thần mình rồng, là con trai của thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân, có sức khỏe vô địch. Vị thần đã giúp nhân dân diệt yêu quái, chỉ cho dân cách chăn nuôi, trồng trọt ăn ở. Sau này vị thần đã tình cờ gặp được nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông sống ở vùng núi cao phương Bắc, có dáng vẻ xinh đẹp tuyệt trần. Hai người cùng kết duyên với nhau. Không lâu sau, Âu Cơ có thai và sau đó đã sinh ra 1 cái bọc 100 trứng, 100 trứng đã nở thành 100 người con. Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước, không thể sống mãi ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đã dẫn 50 người con xuống biển, 50 người con còn lại theo Âu Cơ lên núi. Sau này, người con trưởng đã theo Âu Cơ lên non đã được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương và đặt tên nước là Văn Lang. Chính vì thế mà người Việt Nam ta tự xưng mình là con Rồng cháu Tiên.

Câu 5 (trang 30 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong cuộc họp lớp đầu năm, Giang bầu bạn Minh làm lớp trưởng, vì bạn Minh đã học giỏi,chăm học, lại rất hay giúp đỡ bạn bè. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một số thành tích học tập của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không?

Trả lời:

a, Các sự việc đã chứng tỏ Minh là người chăm học:

- Minh rất chăm chú; lắng nghe thầy cô giảng bài trong giờ học.

- Về nhà, Minh hoàn thành tốt các bài tập về nhà.

- Minh tự tìm thêm sách và những bài tập khó để học thêm.

b, Các sự việc đã cho thấy Minh học giỏi:

- Minh luôn là người đạt thành tích cao nhất lớp.

- Minh còn được tham dự kì thi học sinh giỏi cấp trường và cấp thành phố.

c, Các sự việc đã cho thấy Minh thường giúp đỡ bạn bè:

- Minh luôn giúp đỡ các bạn học kém hơn trong lớp.

- Khi trong lớp có một bạn bị ngã, Minh đã tới nhà và chở bạn ấy cùng đi học.

Câu 6: Trong cuộc thảo luận tự sự là thế nào, một vài bạn phát biểu như dưới đây?

Lan: Tự sự là văn bản kể ra những việc mà ai đó đã làm.

Mai: Tự sự là kể về một sự việc hấp dẫn.

Hùng: Tự sự là kể các chuỗi sự việc, việc này nối tiếp việc kia.

Minh: Tự sự là kể những sự việc liên tiếp nhau, dẫn tới một kết thúc có ý nghĩa nào đó.

Theo em bạn nào nói đúng? Tại sao?

Trả lời:

Bạn Minh đã trả lời đúng vì ý kiến của bạn Minh chính xác và đầy đủ nhất.