Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Ngữ văn 6 > Lao xao (Duy Khán) (trang 99 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)

Lao xao (Duy Khán) (trang 99 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)

Câu 1 (trang 99 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 113 SGK: Bài văn tả vè kể về những loài chim ở vùng quê có theo một thứ tự nào không, hay hoàn toàn là tự do? Để trả lời câu này, em cần:

a, Thống kê theo trật tự tên của những loài chim được nhắc đến.

b, Tìm xem những loài chim có được sắp xếp theo mỗi nhóm loài gần nhau hay không?

c, Tìm hiểu cách dẫn dắt cách tả, lời kể, cách xâu chuỗi chi tiết và hình ảnh.

Trả lời:

a, b,

Tên nhóm loài chimTên mỗi loài chim trong nhóm
Chim sáosáo đen, sáo sậu
Tu hútu hú
Chim ngóibìm bịp, nhạn
Chim ácquạ đen, diều hâu, quạ khoang
Chim chèo bẻochèo bẻo
Chim cắtchim cắt

c, Các dẫn dắt lời kể của tác giả trong bài văn theo thứu tự như sau: tác giả đã dẫn dắt lời kể dựa trên việc kết nối các loài chim với nhau trong đời sống tự nhiên của chúng. Từ loài chim này có mối liên hệ với loài chim khác.

- Cách miêu tả thể hiện qua các nội dung dưới đây:

+ Chỉ chọn từng loại một số nét nổi bật

+ Có chú ý tả tiếng kêu, hình dạng

+ Kết hợp miêu tả mỗi loài với miêu tả loài khác nhưng cùng nhóm

+ Hoạt động của những loài chim được miêu tả

+ Phối hợp kể và tả

+ Vừa tả vừa bình luận và nhận xét

Câu 2 (trang 100 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 113 SGK: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là:

a, Chúng được miêu tả về các phương diện nào và từng loài được miêu tả kĩ ở điểm gì?

b, Kết hợp giữa tả và kể như thế nào? Tìm các dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong hoạt động, môi trường sinh sống của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.

c, Nhận xét về tài quan sát tinh tế và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê thông qua việc miêu tả các loài chim.

Trả lời:

a,

Tên loài chimHình dạngMàu sắcTiếng kêu (hót)Hoạt độngĐặc tính
bồ cáccác các cácvừa bay vừa kêu
sáo đenđenhót, đậu cả trên lưng trâu mà hót
tu hútu húđậu ngọn cây tu hú mà kêukêu tu hú là mùa tu hú chín
chim ngóisạt qua, kéo nhau về hướng mặt trời lặn
bìm bịpbịp bịpkêu bịp bịp tức là đã thổng buổi
diều hâumũi khoằmlao nhanh như mũi tên xuống đánh hơi tinh lắm
chèo bẻonhững mũi tên đen có hình con cáchéc chéclao vào đánh con diều hâu túi bụi, vây tứ phía, đánh
quạ đen, quạ khoangdòm chuồng lợnlia lia láu láu
chim cắtcánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợnxỉa chết

b, - Sự kết hợp tả và kể đã được thể hiện qua các trường hợp dưới đây:

Tôi đã được tận mắt chứng kiến cuộc ẩu đả dưới gốc vối già nhà tôi: Con diều hâu lao thật nhanh như mũi tên xuống, gà mẹ ngay lập tức xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đưa chân lên đạp diều hâu.

- Những loài chim được tả bằng các hoạt động và trong môi trường sinh sống cuả chúng và trong mối quan hệ giữa các loài đã được thể hiện thông qua 2 trường hợp dưới đây:

+ Lần này nó vẫn chưa kịp ăn, những mũi tên đen, có hình đuôi cá từ đâu bay tới tấp đến. Đó là những con chèo bẻo. Chúng lao vào đánh nhau với diều hâu túi bụi.

+ Chèo bẻo chỉ sợ mỗi loài chim cắt. Chim cắt có cánh nhọn như con dao bầu chọc tiết lợn. Bao nhiêu chim bồ câu của nhà chú Chàng đã bị chim cắt xỉa chết.

c, Qua bài văn, ta thấy được tác giả có sự am hiểu về các loài chim. tác giả hiểu được các đặc điểm, đặc trưng của các nhóm loài khác nhau. Phải có vốn kiến thức rất sâu rộng và tài quan sát tỉ mỉ, sự tưởng tượng phong phú thì mới có thể liên hệ các loài chim chim ấy với nhau. Từ đó, ta cũng có thể thấy được sự yêu mến đặc biệt của tác giả đối với thiên nhiên xung quanh.

Câu 3 (trang 102 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 113 SGK: Trong bài có sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian như truyện cổ tích, thành ngữ, đồng dao. Hãy tìm những dẫn chứng. Cách cảm nhận rất đậm chất dân gian về những loài chim trong bài đã tạo nên nét đặc sắc gì và có điều gì vẫn chưa xác đáng?

Trả lời:

- Trong bài văn, có những câu đồng dao, thành ngữ, truyện dân gian dưới đây:

+ Thành ngữ: Hôm nay kẻ cắp gặp bà già..

+ Đồng dao: Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú lại là chú bồ các,...

+ Tên truyện kể dân gian: câu truyện kể về loài chim bìm bịp.

- Cách cảm nhận rất đậm chất dân gian đã tạo nên nét đặc sắc là:

+ Tạo ra nét gần gũi, dân dã cho bài văn.

+ Tạo ra trường liên tưởng rộng mở cho bài viết.

- Điều chưa xác đáng: bài đồng dao chưa có căn cứ khoa học chính xác, những loài chim được nói đến không có họ hàng như vậy.

Câu 4 (trang 102 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 113 SGK: Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm gì về làng quê, thiên nhiên qua hình ảnh những loài chim?

Trả lời:

- Sau khi đọc bài văn, hiểu biết về những loài chim tăng lên, biết được thêm các bài đồng dao, truyện kể về các loài chim.

- Tăng sự yêu mến, tình cảm và thích thú đối với thế giới loài chim.

Câu 5 (trang 103 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Trong bài văn, tác giả đã dành rất khá nhiều dòng để viết về loài chim chèo bẻo. Điều này có dụng ý gì?

Trả lời:

- Tác giả đã viết nhiều về loài chim chèo bẻo vì đây là loài chim có ích với người nông dân. Chúng giúp đuổi lũ diều hâu, ngày mùa chúng hót suốt đêm để cất tiếng gọi người vào sáng sớm. Tác giả đã thể hiện rõ thiện cảm của bản thân đối với loài chim này. Tính tập thể và đồng loại của loài chim này cũng đã được tác giả đề cao.