Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Ngữ văn 6 > Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) (trang 46 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)

Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê) (trang 46 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)

Câu 1 (trang 46 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 54 SGK: Câu chuyện được kể diễn tả trong thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện "Buổi học cuối cùng"?

Trả lời:

- Câu chuyện diễn ra trong:

+ Hoàn cảnh: Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ vào năm 1870-1871, nước Pháp bại trận, hai vùng Lo-ren và An-dát tiếp giáp với biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ.

+ Thời gian: Buổi sáng của ngày diễn ra buổi học cuối cùng.

+ Địa điểm: Lớp học

- Ý nghĩa được lựa chọn dưới đây phù hợp với tên truyện "Buổi học cuối cùng"

+ Kết thúc những ngày được sống trong độc lập tự do

+ Báo hiệu những ngày đen tối khi phải sống dưới ách phát xít Đức

+ Sự tiếc nuối đối khi không còn được học tiếng mẹ đẻ

Câu 2 (trang 46-47 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 55 SGK: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi kể thứ mấy? Truyện còn có các nhân vật nào nữa và trong số các nhân vật đó, ai đã gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?

Trả lời:

Truyện được kể theo lời kể của nhân vật cậu học trò Phrăng, thuộc ngôi kể thứ nhất.

Những nhân vật khác là: thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-stơ, cụ già Hô-de, các học sinh khác trong lớp.

Nhân vật đã để lại cho em ấn tượng nổi bật nhất là: Thầy Ha-men

Câu 3 (trang 47 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 55 SGK: Vào sáng ngày diễn ra buổi học cuối cùng, cậu bé Phrăngăng đã thấy có điểm gì khác lạ trên đường tới trường, quang cảnh ở trường và không khí của buổi học? Những điều đó đã báo hiệu việc gì đã xảy ra?

Trả lời:

- Cậu bé Phrăng đã thấy được các điều khác lạ sau:

+ Trên đường tới trường: lính Phổ đang tập, nhiều người đứng tập trung ở trước bảng dán cáo thị

+ Không khí trong lớp học: im lặng bất thường

+ Thái độ của thầy Ha-men: dịu dàng, không mắng Phrăng khi cậu đến lớp muộn

- Các dấu hiệu đó đã báo hiệu:

+ Một việc nghiêm trọng

Câu 4 (trang 47 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 55 SGK: Ý nghĩ, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của cậu bé Phrăng có diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng đó?

Trả lời:

Khi nghe được tin đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, cậu bé Phrăng ban đầu cảm thấy vô cùng hối hận vì đã bỏ phí thời gian, không chịu học tiếng Pháp một cách nghiêm túc. Sau đó, Phrăng đã cảm thấy vô cùng rầu rĩ vì bản thân đã không thể đọc bài một cách rành rọt bằng tiếng mẹ đẻ. Cuối cùng, tâm trạng Phrăng rơi vào sự nuối tiếc và đau lòng.

Câu 5 (trang 48 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 55 SGK: Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm những chi tiết miêu tả về nhân vật này ở các phương diện:

- Trang phục

- Thái độ đối với học trò

- Những lời nói về việc học tiếng Pháp

- Cử chỉ và hành động lúc buổi học kết thúc

Nhân vật thầy Ha-men đã gợi cho em cảm nghĩ gì?

Trả lời:

Nhân vật thầy Ha-menChi tiếtÝ nghĩa
Trang phục mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu chỉ dùng trong các dịp quan trọng thầy Ha-men vô cùng trân trọng khoảnh khắc thiêng liêng này
Thái độ đối với học sinhdịu dàng với học trò, không mắng học sinh như thường ngàythầy muốn buổi học cuối cùng sẽ trở nên đáng nhớ đối với học sinh và trở nên có ý nghĩa hơn.
Nói về việc học tiếng Phápphải giữ gìn tiếng Pháp, vì nó chính là chiếc chìa khóa chốn lao tù của một dân tộc khi rơi vào ách nô lệthầy đề cao tiếng mẹ đẻ, tiếng Pháp
Hành động, cử chỉ lúc kết thúc buổi họccầm viên phấn, dằn mạnh, viết thật to dòng chữ: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM", dựa đầu vào tường, chẳng nói
niềm tin mãnh liệt vào tương lai của dân tộc, những cũng không thể giấu được sự đau buồn

- Thầy Ha-men là một thầy giáo có tâm huyết với việc dạy học và đặc biệt là việc giữ gìn tiếng mẹ đẻ. Hơn ai hết, thầy rất muốn học sinh có thể giữ lấy tiếng nói chung của dân tộc mình. Thầy vô cùng yêu tiếng Pháp và rất trân trọng nó. Thầy cũng là một người có lòng yêu nước nồng nàn, có tinh thần dân tộc bất diệt, không chịu khuất phục trước ách nô lệ của kẻ thù.

Câu 6 (trang 49 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 55 SGK: Hãy tìm các câu văn trong truyện có dùng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của các phép so sánh ấy.

Trả lời:

Câu văn trong truyện có dùng phép so sánhTác dụng của phép so sánh
... mọi sự đều bình lặng giống như một buổi sáng chủ nhậtbáo hiệu không khí không bình thường của lớp học
... thì không khác gì nắm được chiếc chìa khóa chốn lao tùtôn vinh tiếng nói chung của dân tộc, tiếng mẹ đẻ
... trông như những lá cờ nhỏ đang phấp phới bay xung quanh lớpkhiến không gian lớp học trở nên đẹp đẽ và trang trọng hơn
... như muốn mang theo trong mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy nỗi đau và lòng tiếc nuối của thầy Ha-men với quê hương và trường học

Câu 7 (trang 49 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 55 SGK: Trong truyện, thầy Ha-men có nói: "... khi một dân tộc rơi vào cách nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ được tiếng nói của mình thì không khác nào nắm được chìa khóa chốn lao tù... ". Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ ra sao về lời nói ấy?

Trả lời:

Câu nói của thầy Ha-men có tinh thần dân tộc sâu sắc, đã thể hiện được tấm lòng của một người làm nghề giáo rất tâm huyết với bục giảng, một con người yêu đất nước, yêu quê hương sâu sắc. Tiếng nói chung của một dân tộc đó cũng chính là biểu hiện của bản sắc văn hóa, xã hội, là thứ minh chứng cho sự tồn tại của chính dân tộc đó. Khi một dân tộc đã mất đi tiếng nói của mình, cũng đồng nghĩa là dân tộc đó đang bị đồng hóa, mất đi sự tự chủ mà mình có.

Câu 8 (trang 50 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Trong đoạn thơ Tiếng mẹ đẻ trong phần Đọc thêm có bổ sung gì cho bài học này về ý nghĩa của tiếng mẹ đẻ.

Trả lời:

Ý nghĩa bổ sung của đoạn thơ là:

Tiếng mẹ đẻ chính là nguồn sống của con người trong 1 dân tộc, tiếng nói đó có thể chữa lành tất cả những mất mát, những nỗi đau.

Câu 9 (trang 50 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Ngoại ngữ có cần thiết đối với một dân tộc không? Tại sao? Tại sao thầy Ha-men lại phản đối việc dạy và học tiếng Đức? Ở nước ta hiện nay đang phát triển học tiếng Anh, điều này có gì điểm khác so với việc học tiếng Đức trong Buổi học cuối cùng?

Trả lời:

Học ngoại ngữ là việc rất cần thiết đối với một dân tộc. Nó giúp dân tộc đó mở rộng các mối quan hệ, giao lưu với bạn bè nước khác trên thế giới. Ở nước ta ngày nay, việc học tiếng Anh có tinh thần hội nhập, tự nguyện, để tăng cường cơ hội cho mỗi cá nhân có cơ hội được phát triển, và cho cả dân tộc khi đang trên con đường phát triển đi lên. Còn việc học tiếng Đức trong "Buổi học cuối cùng" là hành động của sự xâm lược, là đồng hóa và ép buộc. Nó đã cướp đi quê hương, tổ quốc của những con người đã sinh sống ở nơi đây. Chính vì thế mà thầy Ha-men rât phản đối việc dạy và học tiếng Đức.