Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử (Thúy Lan) (trang 122 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 122 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 127 SGK: Bài văn có thể được chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung và ý nghĩa của từng đoạn.
Trả lời:
Bài văn chia thành ba đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu... "anh dũng của thủ đô Hà Nội"
Nội dung chính: giới thiệu khái quát cây cầu Long Biên
- Đoạn 2: tiếp theo... "Tàu xe đi lại thong dong/Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi"
Nội dung chính: Cầu Long Biên qua các thời kì lịch sử.
- Đoạn 3: đoạn còn lại
Nội dung chính: Hình ảnh cây cầu Long Biên trong hiện tại
Câu 2 (trang 122 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 127 SGK: Em biết được những điều gì về cây cầu Long Biên qua đoạn văn từ "Cầu Long Biên khi mới khánh thành...... bị chết trong quá trình làm cầu"? So sánh với các tư liệu đã được cung cấp qua 2 đoạn Đọc thêm về cây cầu Thăng Long và Chương Dương, em có đưa ra nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của cây cầu Long Biên?
Trả lời:
- Qua bài văn em đã biết được rất nhiều điều về cây cầu Long Biên:
+ Số liệu: độ dài cây cầu là 2290m; trọng lượng là 17 nghìn tấn
+ Tên gọi trước đây: Đu-me
+ Sự kiện quan trọng về người xây dựng cầu: dân phu Việt Nam rất cực khổ, đã có nhiều người đã chết trong quá trình xây dựng cầu.
+ Đánh giá cây cầu về phương diện kĩ thuật: là 1 thành tựu vô cùng quan trọng trong thời văn minh cầu sắt.
- So sánh với cây cầu Chương Dương, cầu Thăng Long:
+ Về quy mô: nhỏ bé và khiêm nhường hơn.
+ Về tính chất: Cây cầu Long Biên là chiếc cầu lịch sử, vẫn có một vị trí riêng, mang một dấu ấn đặc biệt trong lòng du khách đến thăm quan Việt Nam.
- Nhận xét có thể rút ra từ sự so sánh trên: Dù cầu Long Biên không đẹp đẽ, đồ sộ như những cây cầu mới được xây dựng nhưng giá trị của nó lại không thể mất đi.
Câu 3 (trang 123-124 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 127 SGK: Đọc đoạn văn từ Năm 1945 đến nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
a, Hãy nêu lên các sự việc và cảnh vật đã được ghi lại. Sự việc và cảnh vật đó đã cho ta biết những điều gì về lịch sử?
b, Việc trích dẫn 1 bài thơ và lời 1 bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng như thế nào trong việc làm nổi bật ý nghĩa "chứng nhân" của cầu Long Biên?
c, So sánh cách kể của đoạn này với đoạn đã được phân tích trong câu 2. Tại sao ở đây tình cảm của tác giả đã thể hiện một cách rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên?
Trả lời:
a,
Cảnh vật và sự việc | Các chi tiết, hình ảnh | Ý nghĩa về lịch sử |
---|---|---|
Cảnh đẹp được quan sát từ trên cầu Long Biên (thời kì hòa bình 1954-1964) | nương dâu, bãi mía, bãi ngô xanh, những ánh đèn Hà Nội mọc lên như sao sa | Cầu Long Biên đã chứng kiến cuộc sống lao động và sự phát triển của đời sống con người |
Những sự việc đã diễn ra dưới chân cây cầu và trên cây cầu (thời kì chống thực dân Pháp và thời kì chống đế quốc Mĩ) | đầu năm 1947. người dân thủ đô cùng với Trung đoàn ra đi bí mật, cây cầu là mục tiêu ném bom của không lực Hoa Kì, vào năm 1972, cầu bị Mĩ ném bom La-de | Cây cầu đã cùng nhân dân thủ đô đi qua những năm tháng chiến tranh, cũng chính là chứng nhân của lịch sử oanh liệt, hào hùng. |
Cảnh cây cầu trên dòng nước lũ. | dòng sông Hồng đỏ rực nước cuồn cuộn chảy | Cây cầu vượt qua biết bao nhiêu sóng gió, thiên tai |
b, Việc trích dẫn 1 bài thơ và lời 1 bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng làm cho ý nghĩa "chứng nhân" của cầu Long Biên nổi bật hơn:
Cầu Long Biên đã trở thành "chứng nhân" lịch sử đi vào cả lời thơ và câu hát. Đó là sự thật mà con người và thời gian không thể chối bỏ được. Ý nghĩa "chứng nhân" của cầu Long Biên đã được người dân thủ đô, nhân dân cả nước ca ngợi.
c, - Cách kể trong đoạn văn này cũng khác với đoạn đã được phân tích ở câu 2 ở chỗ: ở đoạn văn này tác giả đã không chỉ cung cấp các thông tin về cây cầu Long Biên mà còn gửi gắm vào đó những cảm xúc, tình cảm tha thiết đối với cây cầu này.
- Tình cảm của tác giả trong đoạn văn này đã được bộc lộ rõ ràng và tha thiết hơn ở đoạn trên bởi vì: tác giả đã dùng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa có tính gợi hình và biểu cảm cao.
Câu 4 (trang 125-126 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 127 SGK: Đọc đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn
a, Tại sao tác giả lại đặt tên cho bài văn này là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử? Có thể thay thế từ chứng nhân bằng từ chứng tích (dấu tích, hiện vật có giá trị để làm chứng cho sự việc đã qua) được không? Hãy tóm tắt các sự kiện lịch sử mà cây cầu Long Biên đã chứng kiến và nêu ý nghĩa của những tính từ sau: đau thương, sống động, anh dũng.
b, Hãy so sánh về giá trị nghệ thuật của câu cuối bài văn và câu rút gọn dưới đây:
Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim họ, để du khách ngày càng xích lại gần hơn với đất nước Việt Nam.
- Tại sao nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên lại có thể trở thành nhịp cầu vô hình gắn kết những con tim?
Trả lời:
a, - Khi nói cây cầu Long Biên là chứng nhân, tác giả đã sử dụng phép tu từ nhân hóa.
- Phép tu từ đó (đối với việc miêu tả cây cầu Long Biên) có tác dụng là: tạo bước đà cho việc thể hiện thái độ, cảm xúc, cách nhìn nhận và đánh giá của tác giả đối với cây cầu.
- Cầu Long Biên đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử như:
+ Đầu năm 1947, người dân thủ đô đã cùng Trung đoàn ra đi bí mật.
+ Đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc lần thứ nhất.
+ Đế quốc Mĩ đánh phá miền Bắc lần thứ hai.
+ Năm 1972, Mĩ ném bom la-de
- Tác giả đặt tên cho bài văn là "Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử" là vì: cây cầu đã ở đó và trải qua những năm tháng, các sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng của dân tộc.
- Từ "chứng nhân" không thể thay bằng từ "chứng tích" được là vì: nó thể hiện sựyêu mến, trân trọng của tác giả đối với cây cầu, đồng thời tác giả cũng đã khẳng định ý nghĩa vô cùng to lớn của cầu Long Biên đối với lịch sử dân tộc.
b, So sánh 2 câu, câu viết rút gọn thiếu cụm từ: đặng bắc một nhịp cầu vô hình.
- Cụm từ thiếu đó có giá trị nghệ thuật ở chỗ là đã tạo ra hình ảnh so sánh gợi hình và gợi cảm cho đoạn văn, câu văn.
- Cầu Long Biên lại có thể trở thành một nhịp cầu vô hình gắn kết những con tim là vì: từ hình ảnh cây cầu này, những du khách sẽ có thêm hiểu biết về lịch sử Việt Nam, con người Việt Nam.
Câu 5 (trang 126 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Thế nào là văn bản nhật dụng
Trả lời:
- Văn bản nhật dụng là các văn bản có nội dung gần gũi và bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của cộng đồng trong xã hội hiện đại như: môi trường, thiên nhiên, năng lượng, quyền trẻ em, dân số, ma túy,... Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả các thể loại cũng như các loại văn bản.
Bài trước: Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo (trang 119 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài tiếp: Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (trang 126 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)