Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Ngữ văn 6 > So sánh (Tiếp theo) (trang 35 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)

So sánh (Tiếp theo) (trang 35 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)

Câu 1 (trang 35 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm một số từ chuyên sử dụng trong so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng

Trả lời:

Từ so sánh ngang bằngTừ so sánh không ngang bằng

như

như là

như thể

giống như

hơn

cũng như

không bằng

chưa bằng

Câu 2 (trang 36 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 43 SGK: Chỉ ra những phép so sánh trong các khổ thơ sau đây. Cho biết chúng thuộc các kiểu so sánh nào. Phân tích tác dụng gợi hình và gợi cảm của một pháp so sánh mà em thích.

Trả lời:

Khổ thơPhép so sánhKiểu so sánh
atâm hồn tôi là một buổi trưa hèso sánh ngang bằng
b

chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi

so sánh không ngang bằng

c

như nằm trong giấc mộng

ấm hơn ngọn lửa hồng

so sánh ngang bằng

so sánh không ngang bằng

- Phân tích tác dụng gợi hình và gợi cảm của một phép so sánh:

Phép so sánh "Con đi trăm núi ngàn khe/ Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm" đã thể hiện được vẻ đẹp thiêng liên, cao cả, sự hi sinh và tình yêu thương vô bờ bến mà người mẹ dành cho con. Những khó khăn và vất vả mà con phải trải qua không thể so sánh với những khó nhọc mà mẹ đã gánh chịu suốt cả cuộc đời vì con.

Câu 3 (trang 36 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 43 SGK: Hãy nêu các câu văn có dùng phép so sánh trong bài Vượt thác. Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

Trả lời:

- Các câu có dùng phép so sánh:

+ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc... giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

+ Dọc sườn núi, những cây to... nom xa như các cụ già vung tay hô đám con cháu tiến lên phía trước.

- Hình ảnh so sánh mà em thích nhất là: Dọc sườn núi, những cây to... trông xa như các cụ già vung tay hô đám con cháu tiến lên phía trước.

Vì: hình ảnh so sánh này có tác dụng thổi hồn sống vào thiên nhiên, khiến thiên nhiên trở nên dịu dàng, gần gũi với con người, thiên nhiên trở thành một người thân, trở thành những bậc tiền bối đi trước dẫn lối cho những đứa con trở về với quê hương.

Câu 4 (trang 37 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, trang 43 SGK: Dựa theo bài Vượt thác. Hãy viết 1 đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả dượng Hương thư đưa thuyền vượt qua đoạn thác dữ; trong đoạn văn có dùng cả 2 kiểu so sánh được giới thiệu.

Trả lời:

Hình ảnh dượng Hương Thư vượt thác cũng chính là lời ngợi ca vẻ đẹp và sức mạnh của người lao động. Thác nước dữ dội cũng không bằng sức mạnh dẻo dai của dượng. Chính sức mạnh đó đã giúp những con người bình thường vốn nhu mì, nhỏ nhẹ bỗng chốc trở nên mạnh mẽ và quyết liệt như một hiệp sĩ.

So sánh ngang bằng: trở nên mạnh mẽ như một chàng hiệp sĩ.

So sánh không ngang bằng: Thác nước dữ dội cũng không sánh bằng sức mạnh dẻo dai của dượng Hương Thư.

Câu 5 (trang 37-38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm và phân loại các so sánh trong những câu dưới đây:

Trả lời:

Phép so sánhKiểu so sánh
a

Cờ như mắt mở thức thâu canh

Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh

So sánh ngang bằng

So sánh ngang bằng

bMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn So sánh không ngang bằng
c

Rắn như thép, vững như đồng

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt

So sánh ngang bằng

So sánh ngang bằng

So sánh ngang bằng

d

Đẹp như hoa hồng

Cứng hơn sắt thép

So sánh ngang bằng

So sánh không ngang bằng

Câu 6 (trang 38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Viết một đoạn văn ngắn về đề tài tự chọn có dùng cả so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

Trả lời:

- Đối với em, vườn hoa của mẹ vẫn là vườn hoa đẹp nhất, không có một vườn hoa nào có thể đẹp bằng. Vườn hoa ấy chứa đựng sự nâng niu, chăm sóc và tình cảm của mẹ. Những bông hoa hồng đỏ thắm tỏa sắc rực rỡ như những đốm lửa trên cành. Những bông hoa mười giờ có nhiều màu sắc đứng cạnh nhau, chờ đến giờ là cùng nhau nở rộ. Mỗi loài cây, loài hoa đều có một vẻ đẹp riêng, một ý nghĩa riêng và giúp tô điểm cho khu vườn nhỏ của mẹ.

- So sánh ngang bằng: không có một vườn hoa nào đẹp bằng.

- So sánh không ngang bằng: Những bông hoa hồng đỏ thắm tỏa sắc rực rỡ như những những đốm lửa mọc trên cành.