Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Ngữ văn 6 > Sự tích Hồ Gươm (trang 42 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Sự tích Hồ Gươm (trang 42 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Câu 1: Tại sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần?

Trả lời:

a,

- Giặc Minh: xâm lược nước ta, xem dân ta như cỏ rác.

- Chúng đã làm rất nhiều điều bạo ngược, thiên hạ vô cùng căm phẫn.

- Thế lực của nghĩa quân còn non yếu.

- Nhiều lần nghĩa quân khởi nghĩa nhưng đều bị thua.

b, Đức Long Quân đã cho nghĩa quân mượn gươm thần là vì muốn nghĩa quân có thêm sức mạnh để đánh tan giặc Minh.

Câu 2: Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Lê Thận kéo lưới lần thứ nhất được 1 thanh sắt.

- Lê Thận kéo lưới lần thứ 2 vẫn thấy thanh sắt lúc trước.

- Lê Thận kéo lưới lần thứ 3 vẫn là thanh sắt đó mắc vào lưới.

- Sự việc lặp lại đến lần thứ 3, vì việc nhặt được thanh sắt chính là lưỡi gươm thần ấy là ý trời.

- Lê Lợi nhìn thấy thanh sắt phát sáng trong túp lều tối om của Lê Thận.

- Lê Lợi nhìn thấy có ánh sáng lạ trên cành cây đa.

- Nhận xét thái độ của Lê Thận qua 2 chi tiết:

+ "... nâng gươm lên ngang đầu": thái độ kính cẩn, trân trọng trước thanh gươm cũng như trước ý trời.

+ "Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình để đi theo minh công: thái độ tin tưởng và tuyệt đối trung thành với Lê Lợi.

b, Ý nghĩa của cách Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là:

- Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi là thuận lòng dân, hợp với ý trời.

- Trên rừng hay dưới biển cũng đềucó sự nhất trí đoàn kết 1 lòng để chống giặc ngoại xâm.

- Cuộc kháng chiến của Lê Lợi là 1 cuộc chiến chính nghĩa

- Lê Lợi hành động theo ý trời.

Câu 3: Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn.

Trả lời:

Các cụm từ thể hiện sức mạnh của gươm thần như: tung hoành trên khắp các trận địa, làm cho quân Minh khiếp sợ, uy thế... vang khắp nơi, xông xáo đi tìm quân giặc, có nhiều kho lương mới chiếm được, mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi.

Câu 4: Khi nào Long Quân cho rùa vàng đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?

Trả lời:

a, Long Quân cho rùa vàng đòi gươm khi: giặc Minh đã bị đánh tan từ 1 năm trước, Lê Lợi đã lên làm vua.

b, Những động từ liên quan tới hành động đòi gươm và trả gươm:

- đòi gươm: nhô đầu và mai lên trên mặt nước, tiến về phía thuyền vua, há miệng đớp lấy, lặn xuống nước

- trả gươm: nâng gươm.

Câu 5: Tại sao truyện Sự tích Hồ Gươm lại có ý nghĩa thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc?

Trả lời:

Sự tích Hồ Gươm nói về việc vua Lê Lợi trả lại gươm thần cho Long Quân, chi tiết trả gươm này gắn liền với câu chuyện về cuộc tranh đấu và giữ lấy hòa bình cho đất nước. Chính vì thế truyện Sự tích Hồ Gươm được xem là thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta.

Câu 6: Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong các truyền thuyết Việt Nam là tượng trưng cho ai và cho cái gì?

Trả lời:

- Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy.

a, Hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy khác với hình ảnh Rùa Vàng trong Sự tích Hồ gươm ở các điểm sau:

- Trong truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy, Rùa Vàng xuất hiện là để trao nỏ thần cho An Dương Vương để đánh tan quân xâm lược Triệu Đà.

- Trong Sự tích Hồ Gươm thì Rùa Vàng xuất hiện để đòi lại gươm thần.

b, Ý nghĩa của hình tượng Rùa Vàng:

- Là tổ tiên

- Là hồn thiêng sông núi

- Tượng trưng cho người dân Việt

c, Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong các truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho nhân dân.

Câu 7: Hồ Gươm (hay Hồ Hoàn Kiếm) là tên gọi có thật. Theo em, chuyện trả gươm thần có thật hay không? Điều này có liên quan gì tới đặc trưng của thể loại truyền thuyết?

Trả lời:

- Chuyện trả gươm là không có thật.

- Điều này là 1 phần đặc trưng của thể loại truyền thuyết: thường sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo.

Câu 8: Hãy đọc thêm để thấy rõ được sự lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong những truyền thuyết Việt Nam.

Trả lời:

Ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần:

- Trao nhiệm vụ thiêng liêng, cao cả của đất nước, của dân tộc.

- Khẳng định việc đang được thực hiện là thuận theo ý trời và hợp với lòng dân.

- Thể hiện sự nhất trí, đoàn kết để hoàn thành sứ mệnh lịch sử.

- Thể hiện tính chất chính nghĩa của sự nghiệp đang được thực hiện.

- Trao quyền lực để thực hiện sự nghiệp.

Câu 9: Tại sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả lưỡi gươm và chuôi gươm cùng một lúc?

Trả lời:

Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận được lưỡi gươm và chuôi gươm cùng một lúc vì điều này là thể hiện sự thống nhất của dân tộc, miền xuôi và miền ngược trong việc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Câu 10: Lê Lợi nhận được gươm ở Thanh Hóa nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả lại gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?

Trả lời:

Nếu Lê Lợi trả lại gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi:

- Không thể hiện được thắng lợi vẻ vang (giải phóng dân tộc) của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Không giải thích được tên gọi của hồ Hoàn Kiếm.