Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Ngữ văn 6 > Lượm (Tố Hữu) (trang 66 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)

Lượm (Tố Hữu) (trang 66 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)

Câu 1 (trang 66 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 76 SGK: Bài thơ kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa vào trình tự của lời kể ấy, em hãy xác định bố cục của bài thơ.

Trả lời:

- Trong bài thơ có các sự việc:

+ Nhà thơ từ Hà Nội về Huế và gặp cậu bé Lượm, nghe Lượm kể chuyện làm nhiệm vụ liên lạc

+ Lượm nhận nhiệm vụ liên lạc và không may bị trúng đạn của kẻ thù, Lượm hi sinh

- Câu chuyện được kể bằng lời của: tác giả (nhà thơ)

- Bài thơ gồm ba đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến "Cháu đi xa dần"

Nội dung chính: Hình ảnh cậu bé Lượm vui tươi, hồn nhiên trong lần đầu gặp mặt.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến "Hồn bay giữa đồng"

Nội dung chính: Trong lần nhận thực hiện nhiệm vụ liên lạc cuối cùng, Lượm đã bị trúng đạn và hi sinh.

+ Đoạn 3: còn lại

Nội dung chính: Nỗi niềm thương tiếc của tác giả đối với cậu bé Lượm.

Câu 2 (trang 66-67 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 76 SGK: Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ 2 đến khổ thứ 5 đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (hình dáng, trang phục, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật hình ảnh cậu bé Lượm có những nét gì đáng yêu đáng mến?

Những yếu tố nghệ thuật như so sánh, từ láy, vần, nhịp trong đoạn thơ đã có tác dụng thế nào trong việc thể hiện hình ảnh nhân vật Lượm?

Trả lời:

Nội dung miêu tảTừ, cụm từ Thể hiện tính cách của Lượm
Trang phụccái xắc xinh xinh, ca lô đội lệchvẻ ngoài trông rất đáng yêu
Hình dángloắt choắt, như con chim chích, cái đầu nghênh nghênh, má đỏ bồ quân
hồn nhiên, vui tươi, nhanh nhẹn
Cử chỉmồm huýt sáo vang, cái chân thoăn thoắt, cười híp mí
hồn nhiên, vui tươi, nhanh nhẹn
Lời nóiCháu đi liên lạc, vui lắm chú ạ, ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà, thôi chào đồng chí dũng cảm, lạc quan, yêu quê hương đất nước

- Các nét đáng yêu, đáng mến ở cậu bé Lượm là: vẻ ngoài nhỏ nhắn và đáng yêu nhưng hồn nhiên, vui tươi, dũng cảm và lạc quan.

- Tác dụng nghệ thuật của:

+ Từ láy trong đoạn thơ: khắc họa hình ảnh cậu bé Lượm một cách sống động

+ Vần trong đoạn thơ: làm cho đoạn thơ trở nên dễ đi vào lòng người

+ Nhịp trong đoạn thơ: Tạo giọng điệu mới mẻ, tươi vui

+ So sánh trong đoạn thơ: tăng thêm mức độ biểu cảm cho đoạn thơ

Câu 3 (trang 67-68 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 76 SGK: Nhà thơ đã hình dung và miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh dũng cảm của cậu bé Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm đã gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có các khổ thơ và câu thơ được cấu tạo đặc biệt. Em hãy tìm các khổ thơ và câu thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả. -

Trả lời:

Nội dung đoạn thơ Từ, cụm từGiá trị miêu tả, thể hiện
Miêu tả nhân vật Lượmchú đồng chí nhỏ, chú đồng chí nhỏ, một dòng máu tươi, bỏ thư vào bao, ca lô chú bé, cháu nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, nhấp nhô trên đồng
khắc họa hình ảnh cậu bé Lượm lúc hi sinh khi đang đi làm liên lạc vô cùng đẹp đẽ, cao cả mà khiến người khác cảm động
Thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả thôi rồi, Lượm ơi, Lượm ơi, còn khôngthể hiện cảm giác đau lòng, xót xa, tiếc nuối khôn nguôi của tác giả trước sự ra đi của cậu bé Lượm

- Lượm là một cậu bé hồn nhiên, vui tươi nhưng cũng vô cùng dũng cảm. Hình ảnh Lượm hi sinh khi đang trên đường làm nhiệm vụ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm thương, xót xa và tiếc nuối vô cùng.

Câu 4 (trang 68 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 76 SGK: Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi cậu bé Lượm bằng các từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm các từ ngữ đó và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc thể hiện thái độ và quan hệ tình cảm của tác giả đối với Lượm.

Trả lời:

Các từ xưng hôThái độ và quan hệ tình cảm của tác giả
cháugần gũi
chú béthân thiết, yêu mến
Lượmgần gũi, dạt dào yêu thương
chú đồng chítrân trọng, tôn trọng và tiếc thương

- Cách xưng hô của tác giả có tính chất tăng tiến. Mỗi lần đều thay đổi cách xưng hô, tình cảm, cảm xúc cũng thể hiện tăng tiến. Sự thay đổi cách xưng hô đó phù hợp với sự thay đổi cảm xúc trong tác giả.

Câu 5 (trang 69 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 76 SGK: "Lượm ơi, còn không? ", câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như 1 câu hỏi đầy thương xót sau sự hi sinh của cậu bé Lượm. Tại sao sau câu thơ đó tác giả lại lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm vui tươi và hồn nhiên?

Trả lời:

- 2 khổ thơ cuối lặp lại nguyên văn 2 khổ thơ đầu của bài thơ, có ý nghĩa là

Thể hiện nỗi niềm nhớ thương của tác giả với cậu bé Lượm, đồng thời cũng khẳng định hình ảnh Lượm vui tươi, hồn nhiên sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của những người ở lại.

Câu 6 (trang 69 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Trong bài thơ, tác giả đã kết hợp kể chuyện với miêu tả và thể hiện cảm xúc. Hãy làm rõ những nhận xét này

Trả lời:

- Trong bài thơ, tác giả đã kết hợp giữa miêu tả với kể chuyện và thể hiện cảm xúc. Tác giả đã khắc họa hình ảnh cậu bé Lượm từ ngoại hình cho đến lời nói và cử chỉ. Cùng với đó, tác giả đã kể lại câu chuyện về cậu bé Lượm từ lần đầu gặp mặt cho đến khi biết được tin Lượm hi sinh. Từ câu chuyện đó, tác giả đã biểu hiện cảm xúc xót xa, yêu mến, trân trọng đối với cậu bé liên lạc này.

Câu 7 (trang 69-70 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm hiểu thể thơ 4 âm tiết trong phần Đọc thêm: Hãy chỉ ra các tiếng nào là vần cách, các tiếng nào là vần liền, chỉ ra nhịp của những dòng thơ.

Trả lời:

- Các tiếng có vần liền là: những tiếng có cùng vần đứng cạnh nhau trong 1 dòng thơ hoặc đứng ở cuối 2 câu thơ liền nhau.

- Các tiếng có vần cách là: các tiếng cùng vần đứng cách nhau bởi 1,2 tiếng khác trong cùng dòng thơ hoặc đứng ở cuối 2 câu thơ không liền nhau.

- Những ví dụ trong phần Đọc thêm có nhịp:

+ 2 ví dụ đầu: nhịp 2/2

+ 2 ví dụ sau: nhịp 1/3