Thạch Sanh (trang 66 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)
Câu 1 (trang 66 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 38 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có điểm gì lạ thường? Kể về sự ra đời và lớn lên một các khác thường của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Trả lời:
a, Các chi tiết mà em cho là lại thường trong sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh là:
- Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con của một cặp vợ chồng già và nghèo khổ.
- Người mẹ có mang nhưng qua mấy năm mà vẫn không sinh nở, mãi về sau mới hạ sinh ra một cậu con trai khôi ngôi tuấn tú.
b, Các trường hợp được đánh dấu sau phù hợp với những điều mà nhân dân muốn thể hiện thông qua việc kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh:
- Để tạo thêm sự li kì cho câu chuyện
- Từ đầu câu chuyện đã muốn ca ngợi Thạch Sanh
- Tin rằng những điều li kì là hoàn toàn có thật
- Báo hiệu cuộc đời của Thạch Sanh không phải là một cuộc đời như người bình thường
Câu 2 (trang 66 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua rất nhiều thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ những phẩm chất gì qua các lần thử thách ấy?
Trả lời:
a, Các thử thách mà Thạch Sanh đã trải qua trước khi được kết hôn với công chúa là:
- Tiêu diệt chằn tinh
- Chiến đấu với đại bàng để giải cứu công chúa
- Bị Lí Thông lừa xuống hang của đại bàng rồi lấp cửa miệng hang, cướp công chúa
- Bị hồn đại bàng và chằn tinh vu oan
b, Các trường hợp được đánh dấu dưới đây phù hợp với phẩm chất mà Thạch Sanh đã bộc lộ qua các lần thử thách:
- Hiền lành
- Chịu khó
- Dũng cảm
- Biết chịu đựng
- Thật thà
- Thương người
- Có ý chí và nghị lực cao
Câu 3 (trang 66 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về cả hành động và tính cách. Hãy chỉ ra sự đối lập này.
Trả lời:
Tính cách | Thạch Sanh | Lí Thông |
---|---|---|
Hiền lành | x | |
Gian xảo | x | |
Thật thà | x | |
Tham lam | x | |
Dũng cảm | x | |
Hèn nhát | x | |
Hành động | ||
Giết chằn tinh | x | |
Lừa lọc | x | |
Cứu công chúa | x | |
Giết Thạch Sanh | x | |
Cướp công | x |
Câu 4 (trang 67 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyện Thạch Sanh có các chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn thần và niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của các chi tiết đó.
Trả lời:
a, Chi tiết tiếng đàn có ý nghĩa:
- Thể hiện lòng yêu hòa bình của nhân dân
- Tiếng đàn là để phản đối chiến tranh
- Tiếng đàn thể hiện ước mơ về xã hội công bằng, công lý
- Tiếng đàn có ý nghĩa để giải oan
- Tiếng đàn vạch trần những tội ác của kẻ gian phi
- Tiếng đàn đã nói lên lòng trung thực
b, Ý nghĩa của chi tiết niêu cơm thần:
- Thể hiện tinh thần nhân đạo
- Thể hiện ước mơ về sự no đủ, sung túc
- Đề cao sức mạnh của dân tộc, quốc gia
Câu 5 (trang 67 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Thảo luận: Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh thì được cưới công chúa và lên làm vua. Qua kết thúc truyện này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong các truyện cổ tích không? Hãy nêu một vài ví dụ.
Trả lời:
Xu hướng kết thúc của các truyện cổ tích đều giống nhau, đó là thể hiện:
- Ước mơ về xã hội công bằng, công lí
- Ước mơ hạnh phúc
- Ước mơ đổi đời
- Ước mơ về những người bị thiệt thòi sẽ được đền bù
- Chân lí cái thiện luôn cái thắng ác
- Thể hiện triết lí "ở hiền gặp lành"
Câu 6. Truyện Thạch Sanh kể về chàng dũng sĩ hay kể về các nạn nhân (bị cướp công, bị lừa đảo, bị sát hại)? Tại sao?
Trả lời:
Truyện Thạch Sanh kể về chàng dũng sĩ với các phẩm chất tốt đẹp. Các hoạn nạn mà Thạch Sanh đã gặp trong truyện chỉ là các thử thách để Thạch Sanh bộc lộ tài năng và những phẩm chất tốt đẹp của mình chứ đó không phải là nội dung trọng tâm của truyện này.
Câu 7. Hãy so sánh Thạch Sanh với Sọ Dừa để làm rõ các điểm giống và khác nhau giữa 2 nhân vật này.
Trả lời: