Lòng yêu nước (I-li-a Ê-ren-bua) (trang 96 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 96 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 108 SGK: Nêu đại ý của bài văn
Trả lời:
- Bài văn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của tác giả và những người dân Xô viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bài văn cũng đã đề cập đến lên chân lý về tinh thần yêu nước.
Câu 2 (trang 96-97 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 108 SGK: Đọc đoạn văn từ đầu đến lòng yêu Tổ quốc sau đó hãy cho biết:
a, Câu mở đầu và câu kết đoạn
b, Tìm hiểu trật tự lập luận trong đoạn văn
Trả lời:
a, - Câu mở đầu là: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những thứ tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
- Câu kết đoạn là: Lòng yêu làng xóm, yêu nhà, yêu miền quê đã lớn dần thành lòng yêu Tổ quốc.
b, Đoạn văn bao gồm ba đoạn nhỏ
- Đoạn 1: từ đầu... "chốn quê hương"
Nội dung chính: Chân lí giản dị nhưng rất sâu sắc về tinh thần yêu nước
Vai trò, tác dụng: Nêu ra các lập luận nền cho bài viết
- Đoạn 2: tiếp theo... "ánh sao đo của ngày mai"
Nội dung chính: Nhân dân Xô viết ở khắp nơi với tình yêu nước của họ.
Vai trò, tác dụng: Là dẫn chứng để chứng minh cho lập luận đã được đưa ra.
- Đoạn 3: đoạn còn lại
Nội dung chính: Khẳng định tình yêu đất nước, yêu quê hương của người Nga.
Vai trò, tác dụng: Khẳng định, khái quát chân lí về lòng yêu nước
Câu 3 (trang 97 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 108 SGK: Nhớ đến quê hương, người dân Xô viết ở từng vùng đều nhớ tới vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương mình. Đó là những vẻ đẹp nào? Nhận xét về cách lựa chọn và cách miêu tả những vẻ đẹp đó.
Trả lời:
- Các hình ảnh riêng và đặc trưng của mỗi vùng đất là:
+ Vùng Bắc: miền Xu-cô-nô, thân cây mọc là là hay cánh rừng bên dòng sông Vi-na, những đêm tháng 6 sáng hồng.
+ Vùng U-crai-na: bóng thùy dương tư lự ở bên đường, cái bằng lặng của buổi trưa hè vàng ánh.
+ Vùng Gru-di-a: núi cao, những tảng đá sáng rực, dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đã đóng băng, rượu vang cay trong bọc đựng rượu bằng da dê.
+ Thành phố Lê-nin-grat: sương mù quê hương, dòng sông Nê-va rộng và đường bệ, các bức tượng đồng tạc hình con chiến mã, công viên những ngày mùa hè rực rỡ, con phố cổ.
+ Thành phố Mát-xcơ-va: những con phố cũ chạy ngoằn ngoèo, điện Krem-li, các tháp cổ.
- Những trường hợp được đánh dấu dưới đây phù hợp với cách chọn lọc hình ảnh và miêu tả của tác giả.
+ Thể hiện được sự độc đáo của từng vùng đất
+ Thể hiện được sự tiêu biểu của từng vùng
Câu 4 (trang 98 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 109 SGK: Bài văn đã đưa ra một chân lí sâu sắc và phổ biến về lòng yêu nước. Em hãy tìm trong bài các câu văn thâu tóm chân lí đó, ghi lại và học thuộc.
Trả lời:
- Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những thứ tầm thường nhất: yêu những cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm ngọt mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh.
Câu 5 (trang 98-99 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài văn đã kết hợp được tính chất trữ tình với tính chất chính luận. Hãy tìm trong bài văn 1 câu đã thể hiện tính chất chính luận và 1 câu thể hiện tính chất trữ tình.
Trả lời:
- Câu văn đã thể hiện tính chất chính luận: Điều đó ta đã hiểu, khi kẻ thù giơ tay khả ố động tới Tổ quốc chúng ta.
- Câu văn đã thể hiện được tính chất trữ tình: Người Mat-xcơ-va như thấy lại các con phố cũ chạy ngoằn ngoèo lan man như một hoài niệm, để rồi đổ ra các đại lộ của thành phố mới.
Câu 6 (trang 99 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ Bắc Hải của nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong phần Đọc thêm có bổ sung gì cho bài văn này về nội dung lòng yêu nước?
Trả lời:
- Ý nghĩa bổ sung của bài thơ Bắc Hải của Nguyễn Đình Thi là: Lòng yêu nước còn là tình yêu đối với những con người vất vả, lam lũ, chịu đựng của đất nước. Những con người đó dù có vất vả, nghèo khó nhưng rất kiên đường, dũng cảm, và sẵn sàng đấu tranh vì đất nước. Mỗi con người bé nhỏ, bình dị cũng chính là những anh hùng.
Bài trước: Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ Bài tiếp: Lao xao (Duy Khán) (trang 99 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)