Trang chủ > Lớp 6 > Giải VBT Ngữ văn 6 > Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt (trang 17 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt (trang 17 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Câu 1: Khi có ý nghĩa, nguyện vọng, tình cảm muốn biểu đạt ra cho người khác hiểu thì ta cần phải làm gì? Những hoạt động đó còn được gọi là gì?

Trả lời:

- Khi muốn biểu đạt tình cảm, nguyện vọng, ý nghĩ của mình để người khác hiểu thì người ta cần phải: truyền đạt bằng cách giải thích, giảng giải, trình bày,...

- Những hoạt động đó (bao gồm cả tiếp nhận) được gọi là: giao tiếp.

Câu 2: Chuỗi lời nói hoặc viết có chủ đề thống nhất sử dụng để thực hiện giao tiếp được gọi là gì?

Trả lời:

- Chuỗi lời nói hoặc viết có chủ đề thống nhất được sử dụng để thực hiện giao tiếp còn được gọi là: văn bản.

Câu 3: Trong môn Ngữ văn, văn bản được hiểu như thế nào?

Trả lời:

Trong môn Ngữ văn, văn bản được hiểu là: chuỗi lời nói miệng hay các bài viết có liên kết, có chủ đề thống nhất, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt thích hợp để thực hiện mục đích của giao tiếp.

Câu 4 (trang 9 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1):

Trả lời:

Đoạn văn, thơ Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt
a văn bản tự sự, phương thức biểu đạt: tự sự
b văn bản miêu tả, phương thức biểu đạt: miêu tả
c văn bản hành chính-công vụ, phương thức biểu đạt: hành chính-công vụ
d văn bản biểu cảm, phương thức biểu đạt: biểu cảm
đ văn bản thuyết minh, phương thức biểu đạt: thuyết minh

Câu 5 (trang 9 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên là thuộc kiểu văn bản nào? Tại sao em biết như vậy?

Trả lời:

Truyền thuyết "Con Rồng cháu tiên" thuộc loại văn bản tự sự.

Em xác định như vậy là bởi vì phương thức biểu đạt mà truyền thuyết này sử dụng là tự sự, kể lại các sự việc.

Câu 6: 2 câu thơ dưới đây thuộc kiểu văn bản nào?

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Trả lời:

Hai câu thơ trên thuộc kiểu văn bản miêu tả.