Ếch ngồi đáy giếng (trang 101 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)
Câu 1 (trang 101 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): a, Vì sao ếch lại tưởng bầu trời ở trên đầu chỉ bé như cái vung còn nó thì oai như một vị chúa tể?
Trả lời:
- Liệt kê các chi tiết nói về môi trường sống của ếch, gạch dưới các chi tiết làm cho ếch kiêu căng và lầm tưởng rằng mình như một vị chúa tể:
+ Sống trong giếng lâu ngày
+ Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái nhỏ bé luôn hoảng sợ trước tiếng kêu ồm ộp của nó
b, Ếch tưởng rằng bầu trời trên đầu chỉ nhỏ bé bằng cái vung, vì: Nó sống lâu ngày trong cái giếng nhỏ bé và chỉ có nó là loài vật to nhất và có tiếng kêu lớn nhất, vậy nên nó lầm tưởng nó là vị chúa tể.
Câu 2 (trang 101 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Do đâu mà ếch bị con trâu đi qua dẫm bẹp?
Trả lời:
Ếch bị trâu giẫm bẹp là vì quen thói nghênh ngang, kiêu căng, đi lại, kêu ồm ộp, nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầy trời mà không thèm để ý đến xung quanh.
Câu 3 (trang 101 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học gì? Ý nghĩa của bài học?
Trả lời:
a, - Không nên chủ quan và phải nhìn nhận vấn đề một cách khách quan:
+ Không nên kiêu căng và xem thường mọi người xung quanh
+ Kiến thức hạn hẹp thì không thể nào nhìn xa trông rộng được
+ Cần phải học hỏi nhiều để mở mang vốn hiểu biết
b, Ý nghĩa của bài học đó:
Giúp con người rút ra một bài học quý giá trong đời sống: Con người không có ai là hoàn hảo, vì thế cần phải luôn cố gắng học hỏi thêm, nếu thấy thỏa mãn với những thứ mình có, có thói kiêu căng thì sẽ nhận được kết cục xấu.
Câu 4. Em hãy đặt 1 câu trong đó có dùng thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" để nói về thái độ khiêm tốn trong học tập của bản thân. Theo em, cách dùng như thế có đúng không?
Trả lời:
- Trong học tập, người học cần phải giống như ếch ngồi đáy giếng.
- Không thể dùng thành ngữ này theo cách ấy.
Câu 5 (Bài luyện tập 2* - trang 101 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 50 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1): Thử nêu một vài hiện tượng trong cuộc sống tương ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng".
Trả lời:
- Học sinh tự cho rằng mình đã học giỏi rồi nên không cần học nữa.
Bài trước: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn kể chuyện (trang 100 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Thầy bói xem voi (trang 103 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)