Mưa (Trần Đăng Khoa) (trang 70 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 70 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 80 SGK: Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào? Cơn mưa được tả qua 2 giai đoạn: lúc trời sắp mưa và lúc đang mưa. Dựa vào thứ tự miêu tả, em hãy xác định bố cục của bài thơ.
Trả lời:
- Bài thơ miêu tả cơn mưa ở một vùng nông thôn, vào một ngày mùa hạ
- Bài thơ được chia thành hai đoạn
+ Đoạn 1: từ đầu... "Nhảy múa"
Nội dung chính: Khung cảnh ở làng quê khi trời sắp mưa.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến hết
Nội dung chính: Khung cảnh làng quê khi trời đổ mưa.
Câu 2 (trang 70-71 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 80 SGK: Nhận xét về cách ngắt nhịp, thể thơ, cách gieo vần trong bài thơ và nêu tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung (miêu tả cơn mưa rào ở làng quê).
Trả lời:
- Bài thơ được làm theo thể thơ tự do
- Nhịp trong bài thơ: nhanh, gấp, ngắt nhịp tự do và không tuân theo quy tắc cố định.
- Những âm tiết sau đây có sự bắt vần với nhau trong bài thơ: âm tiết cuối của những câu thơ.
- Có những cách gieo vần sau đây trong bài thơ: vần cách, vần chân, vần liền.
- Thể thơ, cách gieo vần, cách ngắt nhịp có tác dụng: diễn tả một cách sinh động tất cả các sự vật, hiện tượng, tái hiện lại nhịp độ chuyển động dồn dập, nhanh, gấp của sự vật khi cơn mưa chuẩn bị đến và tốc độ rất nhanh của cơn mưa.
Câu 3 (trang 71-72 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 80 SGK: Bài thơ đã miêu tả một cách sinh động trạng thái và hoạt động của các loài vật, cây cối trước và trong cơn mưa. Em hãy tìm hiểu:
a, Hình dáng, hoạt động, trạng thái của từng loài lúc sắp mưa và trong cơn mưa. Tìm các tính từ và động từ miêu tả và nhận xét về việc dùng những từ ấy.
b, Nêu những trường hợp có dùng phép nhân hóa để miêu tả cảnh thiên nhiên trong bài thơ. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp đó trong một vài trường hợp đặc sắc.
Trả lời:
a,
Tên loài vật, loài cây | Hình dáng (tính từ) | Trạng thái (tính từ) | Hoạt động (động từ) |
---|---|---|---|
những con mối | bay ra | ||
gà con | rối rít | tìm nơi trú ẩn | |
ông trời | mặc áo giáp đen | ra trận | |
mía | múa gươm | ||
kiến | hành quân | ||
lá khô | gió cuốn | ||
bụi | cuồn cuộn | bay | |
cỏ gà | rung tai, nghe | ||
bụi tre | tần ngần | gỡ tóc | |
hàng bưởi | đầu tròn trọc lốc | đu đưa, bế lũ con | |
chớp | rạch ngang trời | ||
sấm | ghé xuống sân, cười khanh khách | ||
cây dừa | sải tay bơi | ||
ngọn mùng tơi | nhảy múa | ||
cóc | chồm chồm | nhảy | |
chó | sủa |
- Tất cả các sự vật đều có các biến chuyển, trạng thái, hoạt động khác nhau trước và trong trận mưa.
b, - Những trường hợp dùng phép nhân hóa là: hầu hết các trường hợp đều có dùng phép nhân hóa.
- Việc dùng phép nhân hóa trong bài thơ có tác dụng là: làm cho sự vật trở nên có hồn hơn, sinh động hơn, bức tranh làng quê trở nên thú vị và đáng yêu hơn.
Câu 4 (trang 72 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 80 SGK: Gần hết bài thơ chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên, đến cuối bài hình ảnh con người mới xuất hiện:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
Em hãy nhận xét về ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh, tư thế và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên trong hình ảnh trên.
Trả lời:
- Việc miêu tả cảnh thiên nhiên gần hết cả bài thơ, đến uối bài mới làm nổi bật hình ảnh con người đã thể hiện được sức mạnh, tư thế và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên. Dù con người chỉ có một mình nhưng khi đứng trước thiên nhiên vẫn không hề run sợ, không khuất phục. Động từ "đội" thể hiện được sự vững vàng và sức mạnh của con người trước thiên nhiên.
Bài trước: Lượm (Tố Hữu) (trang 66 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài tiếp: Hoán dụ (trang 72 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)