Sọ Dừa (trang 54 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)
Câu 1: Sự ra đời của Sọ Dừa có điểm gì khác thường? Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân muốn thể hiện điều gì và muốn chú ý tới những con người như thế nào trong xã hội xưa?
Trả lời:
a, Các chi tiết đã chứng tỏ sự ra đời khác thường của nhân vật Sọ Dừa:
- Hoàn cảnh gia đình: gia đình nghèo khó, bố mẹ phải đi ở đợ cho phú ông, cả hai vợ chồng ngoài năm mươi tuổi rồi mà vẫn chưa có con.
- Thụ thai lạ thường: người vợ uống nước mưa trong một cái sọ dừa ở bên gốc cây to rồi phát hiện có mang.
- Khi sinh ra cũng lạ thường: bà sinh ra một đứa bé không tay, không chân, tròn như một quả dừa.
b, Qua việc kể về Sọ Dừa, nhân dân muốn thể hiện:
- Muốn nói về những sự bất hạnh
- Muốn thể hiện tình thương
- Muốn gây sự chú ý của người nghe (người đọc)
c, Nhân dân muốn chú ý đến những con người như:
- Những con người bất hạnh
- Những con người nghèo khổ
Câu 2: Sự tài giỏi của Sọ Dừa được thể hiện qua các chi tiết nào? Em có đưa ra nhận xét gì về quan hệ giữa phẩm chất bên trong và hình dạng bên ngoài của nhân vật?
Trả lời:
a, Các chi tiết đã thể hiện sự tài giỏi của Sọ Dừa:
- Sọ Dừa thổi sáo để đàn bò gặm cỏ.
- Sọ Dừa chuẩn bị đủ hết tất cả các sính lễ mà phú ông đã yêu cầu.
- Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên.
- Sọ Dừa khi chia tay vợ đã đưa cho vợ một con dao, một hòn đá lửa, và 2 quả trứng gà rồi dặn dò vợ đề phòng khi cần đến.
Xác nhận quan hệ nào là phù hợp:
- Xấu và đẹp
- Hài hòa và dị dạng
- Có ích và vô tích sự
- Bất tài và tài năng
b, Nhận xét của em về quan hệ giữa phẩm chất bên trong và hình dạng bên ngoài của nhân vật:
Phẩm chất bên trong và hình dạng bên ngoài của nhân vật có sự trái ngược nhau hoàn toàn. Bề ngoài là dị dạng và kì lạ, không phải là con người, trông rất xấu xí nhưng lại có nhân phẩm tốt đẹp và vô cùng tài năng, giàu tình yêu thương, thông minh, đó là một phẩm chất đẹp đẽ và đáng quý.
Câu 3: Vì sao cô út lại bằng lòng cưới Sọ Dừa? Em có nhận xét gì về nhân vật cô út?
Trả lời:
a, Lí do quan trọng nhất khiến cô út bằng cưới Sọ Dừa làm chồng là:
- Sọ Dừa không phải là một người phàm trần bình thường
- Cô có tấm lòng thương người và thương Sọ Dừa nghèo
- Cô thấy Sọ Dừa rất chăm chỉ làm việc
b, Các từ chỉ phẩm chất của cô út là: hiền lành, tốt bụng, chân thật, thông minh.
Câu 4: Trong truyện, Sọ Dừa có hình dạng kì lạ, xấu xí nhưng cuối cùng đã được trút bỏ lốt và cùng cô út hưởng hạnh phúc, còn 2 cô chị thì đi biệt xứ. Qua kết cục này, em thấy người dân lao động có mơ ước điều gì?
Ước mơ của người lao động là:
- Mơ ước cái thiện thắng ác
- Mơ ước gia đình hạnh phúc
- Mơ ước tình yêu tự do
Câu 5. Sọ Dừa là câu chuyện đề cao giá trị chân chính của con người hay chỉ là để thể hiện tình thương đối với con người bất hạnh? Tại sao?
Trả lời:
Truyện Sọ Dừa là câu truyện có ý nghĩa đề cao giá trị chân chính của con người chứ không chỉ là để thể hiện tình thương đối với những con người bất hạnh, bởi vì đây là câu chuyện nói về kiểu người mang lốt vật, truyện tập trung làm nổi bật các phẩm chất tốt đẹp ẩn bên trong hình hài dị dạng của nhân vật.
Câu 6. Trong truyện Tấm Cám có chi tiết cô Tấm bước ra từ quả thị, giúp đỡ bà lão hàng nước dọn dẹp nhà cửa, hãy so sánh với chi tiết chàng trai bước ra từ cục thịt tròn như sọ dừa, chăn trâu và thổi sáo để tìm các điểm khác nhau và giống nhau.
Trả lời:
Nội dung | Tấm | Sọ Dừa | |
---|---|---|---|
Người mang lốt | x | x | |
Người bỏ lốt có hình thức bên ngoài đẹp | x | x | |
Người bỏ lốt làm các việc có ích | x | x | |
Lốt có hình thù lạ thường | x | ||
Lốt có hình thù bình thường | x | ||
Lốt bị xé nát và người phải ở lại | x | ||
Lốt biến thành người | x |
Câu 7. Tại sao chỉ có cô con gái út của phú ông được hưởng cuộc sống hạnh phúc với Sọ Dừa?
Trả lời:
- Cô con gái út là người đã nhận ra được những vẻ đẹp thật sự ẩn giấu bên trong vẻ bề ngoài dị thường của Sọ Dừa nên đem lòng thương yêu Sọ Dừa và đã chấp nhận lấy Sọ Dừa.
- Truyện cổ tích luôn quan niệm về người con út là người phải chịu nhiều thiệt thòi nhất nhưng cũng là người có đạo đức tốt đẹp và xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc nhất.
Bài trước: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (trang 29 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1) Bài tiếp: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ (trang 56 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)