Phó từ (trang 8-9 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 8-9 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 14 SGK: Tìm phó từ trong các câu dưới đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho tính từ, động từ ý nghĩa gì.
Trả lời:
Phó từ | Ý nghĩa | Phó từ | Ý nghĩa |
---|---|---|---|
đã | bổ sung ý nghĩa cho động từ "đến" | không, còn | bổ sung ý nghĩa cho động từ "ngửi" |
đã | bổ sung ý nghĩa cho động từ "cởi bỏ" | đương | bổ sung ý nghĩa cho động từ "trổ" |
sắp | bổ sung ý nghĩa cho động từ "buông tỏa" | sắp | bổ sung ý nghĩa cho từ "có" |
Câu 2 (trang 9 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 15 SGK: Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc dẫn tới cái chết thương tâm của Dế Choắt bằng 1 đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu. Chỉ ra một phó từ đã được sử dụng trong đoạn văn đó và cho biết em sử dụng phó từ đó để làm gì.
Trả lời:
Dế Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc sau đó chui tọt vào hang, nằm bắc chân lên khoái chí. Cuối cùng mọi tội vạ đều đổ lên đầu Dế Choắt, Dế Choắt bị chị Cốc mổ cho sắp không sống nổi nữa. Lúc chị Cốc bỏ đi, Dế Mèn mới bò ra thì mọi việc đã không thể cứu vãn được nữa.
Phó từ được sử dụng là: sắp, không.
Câu 3 (trang 9 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm các phó từ chỉ mức độ, thời gian, chỉ sự tiếp diễn tương tự, chỉ sự phủ định, chỉ sự cầu khiến có thể đi kèm với động từ.
Trả lời:
Ý nghĩa | Phó từ | |
---|---|---|
Chỉ thời gian | đang, đã, sắp | |
Chỉ mức độ | lắm, quá,
| |
Chỉ sự tiếp diễn tương tự | vẫn, cũng | |
Chỉ sự phủ định | không, chưa | |
Chỉ sự cầu khiến | đừng, chớ |
Câu 4 (trang 10 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm các phó từ trong các câu dưới đây và xác định ý nghĩa của chúng.
Trả lời:
Phó từ | Ý nghĩa | Phó từ | Ý nghĩa |
---|---|---|---|
không | có ý nghĩa phủ định từ "khôn" | quá | có ý nghĩa chỉ mức độ cho tính từ "nghèo sức" |
không | có ý nghĩa phủ định cho từ "còn" | không | có ý nghĩa phủ định cho động từ "biết" |
đang | bổ sung ý nghĩa cho động từ "kiếm mồi" | không | có ý nghĩa phủ định cho động từ "thấy" |
đang | bổ sung ý nghĩa cho động từ "loay hoay" |
Câu 5 (trang 10 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Các phó từ có trong phần a sau đây có ý nghĩa gì khác so với ý nghĩa của những phó từ tương đương trong các câu ở phần b?
Trả lời:
- Các phó từ được sử dụng ở phần a là các phó từ chỉ thời gian và có ý nghĩa tương đối, còn các phó từ được sử dụng ở phần b là các phó từ chỉ thời gian và có ý nghĩa tuyệt đối.
Bài trước: Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài) (trang 3 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài tiếp: Tìm hiểu chung về văn miêu tả (trang 11 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)