Nhân hóa (trang 50 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 50-51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 58 SGK: Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn:
Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn.
Trả lời:
- Phép nhân hóa: tàu con, tàu mẹ, xe anh, xe em.
Tác dụng: khiến cho các phương tiện giao thông trở nên gần gũi và có đời sống riêng sống động.
Câu 2 (trang 51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Nêu những kiểu nhân hóa. Mỗi kiểu cho một ví dụ.
Trả lời:
Kiểu nhân hóa | Ví dụ |
---|---|
Sử dụng các từ vốn gọi người để gọi vật | chị ong nâu nâu, cô hoa cúc, cậu tay, cậu chân, lão miệng... |
Sử dụng các từ vốn chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động và tính chất của vật | mèo con suy nghĩ, băn khoăn một hồi lâu rồi chạy đi |
Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người | Này, anh bạn Mèo, bạn chơi đùa cùng với tôi nhé! |
Câu 3 (trang 51 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 58 SGK: Hai cách viết sau đây có gì khác nhau? Nên chọn cách viết nào cho văn bản thuyết minh và chọn cách viết nào cho văn bản biểu cảm?
Trả lời:
Cách 1 | Cách 2 |
---|---|
- Trong họ hàng nhà chổi Có dùng phép nhân hóa, làm cho lời văn trở nên thú vị, sống động, đậm chất hình ảnh hơn. Chiếc chổi bình thường cũng có diện mạo và đời sống riêng | - Trong những loại chổi Không dùng phép so sánh, lời văn chỉ có tính chất cung cấp thông tin, không hàm chứa cảm xúc |
- Nên chọn cách viết 2 cho văn bản thuyết minh và chọn cách viết 1 cho văn bản biểu cảm.
Câu 4 (trang 52 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 59 SGK: Hãy cho biết phép nhân hóa trong từng đoạn trích sau đây được tạo ra theo cách nào và tác dụng của nó như thế nào.
Trả lời:
Phép nhân hóa | Kiểu nhân hóa | Tác dụng | |
---|---|---|---|
a | Núi cao chi lắm núi ơi | Xưng hô với vật như xưng hô với người | Để thể hiện tâm trạng nhớ thương của nhân vật trữ tình |
b | anh Cò gầy vêu vao | Sử dụng các từ chỉ người để chỉ vật | Khiến cho thế giới của các loài vật trở nên sống động và gần gũi hơn với thế giới loài người |
c | đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước thuyền vùng vằng như cứ chực trụt xuống | Sử dụng các từ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất và hoạt động của vật | tăng thêm tính biểu cảm cho bài văn |
d | không có cây nào không bị thương | Sử dụng các từ chỉ tính chất và hoạt động của người để chỉ tính chất vàhoạt động của vật | làm cho câu văn trở nên giàu hình ảnh hơn |
Câu 5 (trang 52-53 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm phép nhân hóa được sử dụng trong các đoạn văn dưới đây. Hãy cho biết chúng thuộc loại nhân hóa nào. Nêu tác dụng của chúng.
Trả lời:
Nhân hóa | Kiểu nhân hóa | Tác dụng | |
---|---|---|---|
a | Chị Cốc | Sử dụng các từ chỉ người để chỉ vật | Làm cho cho thế giới loài vật trở nên gần gũi, sống động với thế giới loài người |
b | có chiếc lá khoan khoái, nhẹ nhàng, đùa bỡn, có chiếc lá như sợ hãi, có chiếc lá đầy âu yếm, đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh | Sử dụng các từ chỉ tính chất và hoạt động, của người để chỉ tính chất và hoạt động của vật | Biến những chiếc lá cây trở thành những thứ có tâm hồn, tình cảm và tăng tính biểu cảm cho bài văn |
c | gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của kẻ thù, tre giữ làng, giữ nước, tre xung phong Tre, anh hùng lao động; tre, anh hùng chiến đấu | Sử dụng các chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật Sử dụng các từ chỉ người để chỉ vật | Ca ngợi hình ảnh cây tre, cây tre cũng chính là con người Việt Nam |
d | tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu | Sử dụng các từ chỉ người để chỉ vật | Khiến hình ảnh các cây tre trở nên có hồn, gần gũi với con người, tre cũng có gia đình giống như con người |
Câu 6 (trang 53 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Viết một đoạn văn ngắn về một đề tài tự chọn. Trong đoạn văn có dùng phép nhân hóa.
Trả lời:
Cỏ dại luôn cảm thấy tự ti với vẻ ngoài của bản thân, vì những anh chị em, bạn bè khác ở cạnh cỏ dại đều đẹp rực rỡ và ngào ngạt hương thơm. Chị hoa hồng thì có sắc màu đỏ thẫm, tỏa sắc rực rỡ và hương thơm quyến rũ như một bà chúa. Cô hoa nhài thì có một màu trắng tinh khôi, tỏa ra hương thơm dịu ngọt khiến ong bướm phải kéo nhau về. Còn cỏ dại thì luôn cảm thấy mình thật nhỏ bé, xấu xí và nhạt nhòa.