Con Rồng cháu Tiên (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)
Câu 1 (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy tìm các chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, nguồn gốc cao quý và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Trả lời:a, Các chi tiết trong truyện đã thể hiện tính chất kì lạ:
- Lạc Long Quân, là một vị thần thuộc nòi rồng, là con trai của thần Long Nữ, vị thần có mình rồng và thường sống ở dưới nước, chỉ thỉnh thoảng mới lên sống trên cạn, có sức khỏe vô địch.
- Nàng Âu Cơ là thuộc dòng họ Thần Nông, thường sống ở vùng núi cao phương Bắc, xinh đẹp tuyệt trần.
- Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - các loài yêu quái làm hại dân lành bấy lâu.
- Âu Cơ sinh ra được cái bọc trăm trứng, nở ra được 100 người con. Đàn con không cần phải bú mớm mà vẫn tự lớn lên như thổi, có sức khỏe như thần.
b, Các chi tiết trong truyện đã thể hiện tính chất cao quý
- Lạc Long Quân là thần, còn Âu Cơ là tiên.
- Người con trưởng theo Âu Cơ lên non được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương.
- Người Việt vẫn thường xưng là có nguồn gốc con Rồng cháu Tiên.
c, Xếp các chi tiết đã được liệt kê ở trên thành 2 loại:
- Các chi tiết liên quan tới nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
+ Lạc Long Quân là vị thần thuộc nòi rồng và là con trai của thần Long Nữ, ở miền đất Lạc Việt.
+ Nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, thường sống ở vùng núi cao phương Bắc.
- Các chi tiết liên quan tới hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ:
+ Vị thần có mình rồng, thường sống ở dưới nước, có sức khỏe vô địch.
+ Nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
Câu 2 (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở điểm gì kì lạ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì có thể nói người Việt là con cháu của ai?
Trả lời:
a, Các chi tiết trong đoạn 3 của câu truyện được coi là ó điểm kì lạ:
+ Âu Cơ sinh ra cái bọc 100 trứng, nở ra 100 người con.
+ Đàn con không cần phải bú mớm mà vẫn tự lớn lên như thổi.
Ý nghĩa của các chi tiết kì lạ mà em cho là quan trọng nhất ở trong đoạn trên:
Chi tiết Âu Cơ sinh ra cái bọc 100 trứng, nở ra 100 người con chính là biểu tượng sâu sắc cho mối quan hệ gần gũi, sự đoàn kết dân tộc của toàn nhân dân ta. Chi tiết đó đã khẳng định, toàn thể nhân dân Việt Nam là anh em một nhà, nó còn thể hiện tinh thần coi trọng nguồn cội của người dân Việt Nam.
b, Trường hợp được đánh dấu dưới đây phù hợp với ý nghĩa của việc chia con của Lạc Âu Cơ và Long Quân:
- Sự di cư của một bộ phận người Việt từ các vùng núi cao xuống đồng bằng.
c, Đoạn văn:
Việc kết duyên của Âu Cơ và Lạc Long Quân cùng với việc sinh nở của Âu Cơ đều là là các việc kì lạ. Sự kết duyên giữa 2 người chính là sự kết duyên giữa tiên và thần. Âu Cơ sau khi mang thai đã sinh ra 1 cái bọc 100 trứng, nở ra 100 người con. Sau đó, Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển còn Âu Cơ dẫn 50 người con lên non. Theo truyện này thì người Việt có thể được xem là con cháu của Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Câu 3 (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Em hiểu thế nào là các chi tiết tưởng tượng kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của những chi tiết này trong truyện.
Trả lời:
a, Giải thích các khái niệm:
- Tưởng tượng là: hoạt động giúp hình thành nên trong suy nghĩ các hình ảnh, chi tiết về một sự việc, sự vật hay một người nào đó.
- Kì ảo là: hoàn toàn không có thực.
- Tưởng tượng kì ảo: là tưởng tượng ra các chi tiết và hình ảnh không có thực.
b, Vai trò của những chi tiết này trong truyện:
Các chi tiết này có tác dụng giúp câu chuyện trở nên hấp dẫn, li kì và cuốn hút hơn. Đồng thời nó cũng đã giải thích về nguồn cội của người Việt. Các chi tiết kì ảo đó đã khẳng định được nguồn gốc cao quý và thiêng liêng của người Việt, và cũng đã thể hiện được tinh thần đoàn kết dân tộc của toàn dân ta.
Câu 4 (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Thảo luận ở lớp: Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc phần Độc thêm để hiểu đầy đủ hơn về ý nghĩa đó.
Trả lời:
a, Trường hợp đánh dấu dưới đây phù hợp với ý nghĩa của truyện "Con Rồng cháu Tiên":
- Giải thích về nguồn gốc của các dân tộc
- Khẳng định tinh thần đoàn kết dân tộc
- Ca ngợi sức mạnh của dân tộc
b, Đoạn văn:
Truyện Con Rồng cháu Tiên là một câu chuyện có rất nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với người Việt. Truyện đã giải thích về nguồn gốc của các dân tộc ở Việt Nam, được sinh ra từ cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Đồng thời truyện còn nhằm khẳng định tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam, dù là ở đâu, miền núi hayđồng bằng, miền ngược hay miền xuôi đều là anh em một nhà. Truyện cũng đã ca ngợi sức mạnh của dân tộc ta, một dân tộc có dòng giống cao quý từ cha thần và mẹ tiên.
Câu 5 (trang 8 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1): Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng có ý nghĩa giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên? Sự giống nhau đã khẳng định điều gì?
Trả lời:
Truyện "Quả bầu mẹ"
- Những chi tiết kì lạ trong truyện:
+ Con Dúi giúp 2 anh em thoát khỏi kiếp nạn.
+ Người em có mang, chửa 7 năm, 7 tháng, 7 ngày sau đó sinh ra 1 quả bầu, từ trong quả bầu, người Thái, người Lào, người Xá, người Lự, người Kinh,... lần lượt chui ra.
- Nhận xét về những nhân vật của 2 truyện có gì giống nhau:
+ Các nhân vật ấy đều có sự liên quan tới các chi tiết kì ảo, khác thường, sự sinh nở của các nhân vật nữ đều có tính chất thần kì.
- Nhận xét về sự kiện chia người (chia con) ở 2 truyện có gì giống nhau:
+ Những người con trong 2 truyện đều được phân chia ra theo các vùng miền hay các dân tộc khác nhau.
- Ý nghĩa chung về sự giống nhau giữa 2 truyện là:
+ Cả 2 truyện đều giải thích về nguồn gốc của người Việt Nam một cách giống nhau, đều từ 1 mẹ mà ra, cùng từ 1 bọc sinh ra, cả 2 truyện đều nhằm khẳng định tinh thần đoàn kết dân tộc mạnh mẽ của người dân Việt Nam ta.
Câu 6: Truyện Con Rồng cháu Tiên có ý nghĩa giáo dục gì đối với thế hệ trẻ ngày nay?
Trả lời:
Những ý nghĩa giáo dục của truyện Con Rồng cháu Tiên:
- Giáo dục thế hệ trẻ cần phải yêu mến và tự hào khi là người Việt Nam.
- Giáo dục thế hệ trẻ về tình đồng bào và tình yêu thương gắn bó
Bài tiếp: Bánh Chưng, bánh Giầy (trang 12 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)