Cây tre Việt Nam (Thép Mới) (trang 87 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 87 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 99 SGK: Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục của bài văn và đưa ra ý chính của từng đoạn.
Trả lời:
Đại ý của bài văn: Ngợi ca vẻ đẹp của cây tre gắn liền với vẻ đẹp của nhân dân Việt Nam, ca ngợi ý nghĩa của cây tre đối với đời sống người Việt.
Bài văn chia thành bốn đoạn
- Đoạn 1: từ đầu... "chí khí như người"
Nội dung chính: giới thiệu khái quát về cây tre
- Đoạn 2: tiếp theo.... "chung thủy"
Nội dung chính: tre trong cuộc sống hằng ngày của con người
- Đoạn 3: tiếp theo... "anh hùng chiến đấu"
Nội dung chính: tre cùng với các cuộc kháng chiên bảo vệ dân tộc
- Đoạn 4: còn lại
Nội dung chính: hình ảnh của tre trong suy nghĩ và tâm tưởng của tác giả
Câu 2 (trang 87-88 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 99 SGK: Để làm rõ ý: "Cây tre là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam, là bạn thân của nhân dân Việt Nam", bài văn đã đưa ra hàng loạt các thể hiện cụ thể. Em hãy:
a, Tìm các chi tiết, hình ảnh biểu hiện sự gắn bó của tre với con người trong cuộc sống và lao động hằng ngày.
b, Nêu giá trị của những phép nhân hóa đã được dùng để nói về cây tre và sự gắn bó thân thiết của tre với con người.
Trả lời:
a, Các chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó, gần gũi của tre với con người trong cuộc sống và lao động hằng ngày là: tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp, tre với người lam lũ quanh năm, tre chính là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ, lọt lòng trong chiếc nôi tre, nằm trên giường tre, tre với mình, sống có nhau, chết có nhau.
b, - Phép nhân hóa đươc dùng trong đoạn văn là: tre ăn ở với người, tre nứa mai vầu giúp con người cả trăm nghìn công việc khác nhau, tre là người nhà.
- Phép nhân hóa được dùng trong bài có giá trị: thể hiện sự gắn bó, khăng khít từ xưa đến nay giữa người với tre, phép nhân hóa đã biếncây tre trở thành người bạn, người nhà, người thân của con người.
Câu 3 (trang 88 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 99 SGK: Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước đã đi vào công nghiệp hóa?
Trả lời:
- Các chi tiết, hình ảnh dưới đây khẳng định trong tương lai, tre vẫn luôn gắn bó với con người: tre già măng mọc, măng mọc được in trên phù hiệu đeo ở ngực thiếu nhi Việt Nam
- Các chi tiết, hình ảnh dưới đây đã khẳng định vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước đã đi vào nền công nghiệp hóa: tre, nứa sẽ còn mãi với các em, với dân tộc Việt Nam, chia sẻ ngọt bùi của những ngày tương lai tươi sáng.
Câu 4 (trang 88 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): trang 99 SGK: Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và các phẩm chất gì? Tại sao có thể nói cây tre chính là hình ảnh tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
- Tre hiện lên với với sự thủy chung son sắt, sự cần cù lao động, với phẩm chất kiên cường, anh dũng. Các phẩm chất, đặc trưng của tre chính là các phẩm chất của người dân Việt Nam, chính vì thế tre chính là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Câu 5 (trang 89 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài văn hay là ở các hình ảnh và các thủ pháp nghệ thuật, và còn hay ở nhạc tính. Hãy tìm 1 câu trong bài văn mà em cảm thấy thể hiện được nhạc tính một cách rõ rệt nhất.
Trả lời:
Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...
Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều
Câu 6 (trang 89 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài thơ của Nguyễn Duy trong phần Đọc thêm có bổ sung gì cho bài văn này về vẻ đẹp và các phẩm chất cao quý của cây tre.
Trả lời:
- Bài thơ của Nguyễn Duy trong phần Đọc thêm đã nhấn mạnh ở cây tre phẩm chất chăm chỉ, chịu thương, chịu khó. Tre dù trong bất cứ hoàn cảnh gian khổ, nghèo nàn, khó khăn cỡ nào cũng có thể vươn lên, có thể xanh tươi tốt. Dù có kham khổ nhưng ở tre, sự hi sinh vẫn tỏa sáng, tre vẫn vươn cành lá tươi tốt, vẫn hát ru lá cành.