Ẩn dụ (trang 61 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)
Câu 1 (trang 61 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Kể tên các loại ẩn dụ. Mỗi kiểu cho 1 ví dụ.
Trả lời:
Kiểu ẩn dụ | Ví dụ |
---|---|
Ẩn dụ hình thức | Về thăm nhà Bác ở làng Sen Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng |
Ẩn dụ cách thức | Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người |
Ẩn dụ phẩm chất | Hồ Chí Minh - Người là mặt trời của cả dân tộc |
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác | Những sợi nắng chảy dài qua từng kẽ lá |
Câu 2 (trang 61 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 1, trang 69 SGK: So sánh tác dụng và đặc điểm của 3 cách diễn đạt dưới đây:
- Cách 1:
Bác Hồ mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
- Cách 2:
Bác Hồ như người cha
Đốt lửa cho anh nằm
- Cách 3:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Trả lời:
Cách diễn đạt | Đặc điểm | Tác dụng |
---|---|---|
Cách 1 | Cách nói thông thường | sự việc được diễn tả một cách khách quan |
Cách 2 | Cách nói có dùng phép so sánh | thể hiện tình cảm của anh đội viên đối với Bác |
Cách 3 | Cách nói có dùng phép ẩn dụ | tạo tính biểu cảm và tạo ra nhiều ý nghĩa cho lời nói |
Câu 3 (trang 61-62 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 2, trang 70 SGK: Tìm các ẩn dụ trong các ví dụ sau đây. Hãy cho biết nét tương đồng giữa các hiện tượng, sự vật được so sánh ngầm với nhau
a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
c, Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
d, Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Trả lời:
Ẩn dụ | Sự tương đồng | |
---|---|---|
a | quả trồng cây | các thành quả, lợi ích thu được quá trình làm ra thành quả |
b | mực, đèn đen, sáng | các điều xấu và tốt bị tha hóa hoặc tốt đẹp lên |
c | thuyền, bến | những người đang yêu nhau nhưng phải xa nhau |
d | mặt trời (câu sau) | mang lại sự sống, nguồn sống |
Câu 4 (trang 62 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Bài tập 3, trang 70 SGK: Tìm các phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong những câu văn, câu thơ sau đây và nêu lên tác dụng của các phép ẩn dụ ấy trong việc miêu tả hiện tượng, sự vật
a, Buổi sáng, mọi người đổ ra đường. Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt.
b, Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai
c, Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
d, Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẽ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố
Trả lời:
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác | Tác dụng | |
---|---|---|
a | thấy mùi hồi chín chảy qua mặt | mùi hồi vốn không thể nhìn thấy được lại được hữu hình hóa |
b | ánh nắng chảy đầy vai | làm cho ánh nắng trở nên đầy tràn hơn, chảy thành từng dòng |
c | tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng | tiếng rơi vốn vô hình nhưng bây giờ lại trở nên hữu hình thành rơi nghiêng |
d | ướt tiếng cười của bố | tạo ra sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người |
Câu 5 (trang 63 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm và phân tích các phép ẩn dụ trong đoạn trích dưới đây:
Trả lời:
Ẩn dụ | Tác dụng |
---|---|
nắng hạ, chói, vườn hoa lá, hương, mặt trời, tiếng chim | khắc họa các sự vật một cách trực quan, giàu hình ảnh và cảm xúc của người thanh niên yêu nước khi đã được giác ngộ lý tưởng Cách mạng |
Câu 6 (trang 63 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2): Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, chúng ta thường nói:
- Nói ngọt lọt đến xương
- Nói nặng quá
Đó là phép ẩn dụ nào? Hãy tìm thêm một vài ví dụ tương tự
Trả lời:
Đó là ẩn dụ thuộc kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
Ví dụ: Những giọt nắng rơi đầy bên hiên nhà.
Bài trước: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) (trang 57 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2) Bài tiếp: Luyện nói về văn miêu tả (trang 63 VBT Ngữ Văn 6 Tập 2)