Trang chủ > Lớp 4 > Soạn Tiếng Việt lớp 4 > Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối (trang 39 sgk Tiếng Việt 4)

Tập làm văn: Luyện tập quan sát cây cối (trang 39 sgk Tiếng Việt 4)

Câu 1 (trang 39): Đọc lại ba bài văn miêu tả cây cối mới học và nhận xét

Giải đáp:

a) Đốì với bài "Sầu riêng", tác giả đã miêu tả bao quát về cây sầu riêng và những điểm nổi bật của nó về hương, về vị. Tiếp đó là tác giả tả hoa và trái sầu riêng. Cuối cùng mới là tả thân, cành và lá sầu riêng.

Đối với bài "Bãi ngô", tác giả đã quan sát cây gạo vào thời khắc cây đang ra hoa. Tiếp theo là tả cây gạo khi hoa tàn. Cuối cùng, tác giả tả đến cây gạo vừa lúc quả chín.

b) Tác giả của các bài văn đã quan sát cây bằng những giác quan như: - Mắt nhìn sự vật - Mũi ngửi - Lưỡi nếm vị - Tai nghe

c) Bài "Sầu riêng" - Thơm mùi thơm của mít chín hòa quyện với hương bưởi; béo cái vị béo của trứng gà, ngọt cái vị ngọt của mật ong già hạn; cánh hoa chỉ nhỏ như vảy cá, giống như cánh sen non, trái lủng lẳng giống như những tổ kiến, lá nhỏ xanh vàng hơi khép lại nhìn tưởng như lá bị héo.

Bài "Bãi ngô" - Cây ngô mọc lấm tấm như mạ non, búp non như kết bằng nhung, búp ngô non núp trong các cuống lá, hoa ngô trông xơ xác như cỏ may.

Bài "Cây gạo" - Những cánh hoa nở đỏ rực quay tít như chong chóng, quả gạo trông múp míp có hai đầu thon vút như con thoi, khi chín nhìn như nồi cơm chín đội vung mà cười: 

* Những hình ảnh trong bài có tác dụng so sánh, nhân hóa nên có tác dụng tạo nên những hình ảnh vừa cụ thể vừa sinh động, dí dỏm mà rất vui tươi, thú vị.

d) So sánh sự giống và khác nhau trong cách miêu tả:

Giống nhau: Đều phải sử dụng các giác quan để cảm nhận rồi miêu tả. Khi tả thường sử dụng các biện pháp nhân hóa, so sánh để tạo cho việc mô tả được sinh động, gợi hình gợi tả rất cao.

Khác nhau: Tả cả các loài thì cần lưu ý đến những đặc điểm nổi bật chung của loài đó để phân biệt loài này với loài kia. Tả một cây cụ thể thì cần tập trung phát hiện những đặc điểm riêng nổi bật của cây đó để phân biệt cây này với cây kia trong cùng một loài.