Trang chủ > Lớp 4 > Soạn Tiếng Việt lớp 4 > Luyện từ và câu: Cách đặt cầu khiến (trang 93 sgk Tiếng Việt 4)

Luyện từ và câu: Cách đặt cầu khiến (trang 93 sgk Tiếng Việt 4)

Câu 1 (trang 93): Chuyển các câu kể sau thành loại câu khiến

Giải đáp:

Dựa vào phần ghi nhớ em đã học, em chỉ cần thêm các từ nên, phải, hãy, đừng, chớ... vào trước động từ hoặc thêm các từ thôi, nào, lên, đi... vào cuối mỗi câu. Và cũng có thể thêm các từ như xin, đề nghị mong... vào đầu câu, em sẽ có được các câu cầu khiến.

- Nam hãy dậy đi học đi!

- Thanh đi làm trực nhật đi!

- Đề nghị Mai hãy siêng năng hơn!

- Mong Lâm phấn đấu học tốt hơn!

Câu 2 (trang 93): Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống đã cho trong bài

Giải đáp:

Em có thể đặt câu khiến như sau:

a) Với bạn: - Ngọc thông cảm cho tớ mượn cái bút với!

- Ngọc ơi, bút của tớ bị hỏng, bạn cho tớ mượn cái bút kia đi!

b) Với bố của bạn: - Dạ, bác làm ơn cho cháu gặp Nam với ạ!

- Nhờ bác chuyển máy cho Nam, cháu xin phép gặp Nam chút ạ!

c) Với một người lớn: - Bác ơi, nhờ bác chỉ giúp nhà bạn Hoàng ở đâu ạ!

- Bác làm ơn chỉ nhà bạn Hoàng cho cháu với ạ!

Câu 3 (trang 93): Hãy nêu một vài tình huống có thể sử dụng câu khiến có:

a. Hãy đứng trước động từ

b. Thôi, đi, nào ở sau động từ

c. Xin hoặc mong ở trước chủ ngữ

Giải đáp:

Dựa vào phương thức tạo ra câu cầu khiến đã học, căn cứ vào nội dung bài đã cho, em đặt vài câu câu khiến theo yêu cầu câu hỏi.

Em có thể đặt câu khiến như sau:

a. - Con hãy ở nhà, hôm khác mẹ sẽ cho đi! - Con hãy ở nhà học bài đi!

b. - Chúng mình ra bờ hồ đi dạo mát đi! - Chúng mình cùng làm bài tập đi nào!

c. - Mong bạn giữ đúng lời hứa! - Xin bố cho con được đi học thêm môn võ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi ạ!

Câu 4 (trang 93): Nêu tình huống có thể sử dụng các câu khiến nói trên.

Giải đáp:

- Có thể dùng (câu a) trong trường hợp yêu cầu bạn của em cần phải nghiêm chỉnh học tập- - Có thể dùng (câu b) khi yêu cầu cả lớp cho bạn Nam vào thi đấu vật. - Có thể dùng (câu c) yêu cầu cả lớp giữ trật tự chung để bắt đầu cuộc họp lớp.