Tập đọc: Ăn 'mầm đá' (trang 158 sgk Tiếng Việt 4)
Câu chuyện kể về Trạng Quỳnh, người nổi danh thông minh, mưu kế và khôi hài. Trạng Quỳnh đã dùng những cách hài hước để dạy cho vua những bài học. Khi vua Trịnh chán của ngon, ăn không thấy ngon miệng, trong khi cuộc sống của dân chúng vẫn còn khó khăn, vậy nên Trạng Quỳnh đã bày trò mời vua Trịnh ăn "mầm đá", sau đó lại cho vua ăn tương, bằng một cách chơi chữ rất hài hước.
Câu 1 (trang 158): Tại sao chúa Trịnh lại muốn ăn món "mầm đá"
Giải đáp:
Chúa Trịnh muốn ăn "mầm đá" vì Chúa đã chán ngán các món ngon cao lương mĩ vị mà mình vẫn hay ăn, muốn tìm một món ăn nào đó thật mới lạ.
Câu 2 (trang 158): Trạng Quỳnh đã chuẩn bị món ăn cho chúa Trịnh như thế nào?
Giải đáp:
Trạng Quỳnh đã chuẩn bị món ăn cho Chúa Trịnh như sau: Lấy đá mang về ninh và đem một lọ tương thật ngon vào phủ Chúa Trịnh. Chúa đòi ăn "mầm đá" nhưng Trạng Quỳnh bảo ninh chưa chín. Cuối cùng khi thấy Chúa Trịnh đã đói mềm, Trạng Quỳnh mới dọn cơm tương cho Chúa ăn tạm
Câu 3 (trang 158): Cuối cùng, chúa Trịnh có được ăn "mầm đá" không? Tại sao?
Giải đáp:
Cuối cùng, Chúa Trịnh không được ăn "mầm đá" vì món này ninh thời gian rất lâu mà vẫn chưa nhừ!
Câu 4 (trang 158): Tại sao chúa Trịnh ấn tượng vẫn thấy ngon miệng?
Giải đáp:
Chúa Trịnh ăn cơm với tương vẫn thấy ngon miệng vì lúc đó ông đã quá đói.
Câu 5 (trang 158): Em có nhận xét thế nào về nhân vật Trạng Quỳnh?
Giải đáp:
Nhận xét về Trạng Quỳnh là một người rất nhanh trí, thông minh và có nhiều tri thức về cuộc sống thực tế. Trạng Quỳnh hay trêu chọc chúa Trịnh nhưng chúa vẫn chẳng thể trị tội được ông vì ông luôn có lý lẽ để bảo vệ mình, có lí khó mà hạch sách được.
Bài trước: Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (trang 156 sgk Tiếng Việt 4) Bài tiếp: Luyện từ và câu: Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu (trang 160 sgk Tiếng Việt 4)