Trang chủ > Lớp 4 > Soạn Tiếng Việt lớp 4 > Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực (trang 118 sgk Tiếng Việt 4)

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí - Nghị lực (trang 118 sgk Tiếng Việt 4)

Câu 1 (trang 118):

Xếp các tiếng chí cho dưới đây vào 2 nhóm:

"chí thân, chí khí, chí phải, ý chí, chí lí, chí tình, quyết chí, chí hướng, chí công"

Giải đáp:

a. Chí có nghĩa là biểu thị điều gì đó ởmức độ cao nhất

- Chí lí, chí thân, chí phải, chí tình, chí công.

b) Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.

- Ý chí, quyết chí, chí khí, chí hướng

Câu 2 (trang 118): Dòng nào đã cho nêu đúng nghĩa của từ "nghị lực"

Giải đáp:

Em chọn (b) Sức mạnh tinh thần đã làm cho con người cương quyết hơn trong hành động, không chịu lùi bước trước khó khăn

Câu 3 (trang 118): Em chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc đơn (nản lòng, quyết chí, nghị lực, quyết tâm, nhẫn nại, ước muốn). Để điền vào ô trống

Giải đáp:

Em chọn và điền từ thích hợp vào chỗ trống theo thứ tự sau:

... giàu nghị lực... không nản lòng... quyết tâm của em... thiếu nhẫn nại... càng thêm quyết chí... đạt ước muốn.

Câu 4 (trang 118): Mỗi câu tục ngữ sau đây có ý nghĩa khuyên ta điều gì?

Giải đáp:

a) Lửa thử vàng gian truân thử sức

- Khuyên người ta muốn biết vàng thật thì cần phải thử bằng lửa. Muốn biết sức người thế nào thì phải kinh qua khó khắn gian khổ mới có thể đo được chuẩn xác. Chỉ có tôi luyện trong gian khổ thì con người mới trưởng thành.

b) Nước lã mà vã lên hồ

Tay không mà làm nên cơ đồ mới ngoan

Khuyên ta cần phải tự tin vào ý chí và nghị lực của bản thân mình. Con người từ tay không mà làm nên sự nghiệp lớn mới được coi là một người giỏi, mới là tài. Được thế mọi người mới kính trọng và nể phục.

c) Có vất vả mới được thanh nhàn

Không dưng ai dễ mang tàn che cho

Để có được một cuộc sống đầy đủ, no ấm, hanh phúc chúng ta cần phải lao động vất vả và chịu khổ. Chỉ có lao động chăm chỉ thì mới mong có ngày an nhàn, hạnh phúc.