Trang chủ > Lớp 4 > Soạn Tiếng Việt lớp 4 > Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác (trang 142 sgk Tiếng Việt 4)

Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác (trang 142 sgk Tiếng Việt 4)

Câu 1 (trang 142):

Các câu hỏi cho dưới đây được dùng làm gì?

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khó to, mẹ bảo: "Con có nín đi không? Các chị đang cười cho đây này. "

b) Ánh mắt các bạn đang nhìn tôi như trách móc: "Tại sao bạn lại làm phiền lòng cô như vậy? "

c) Chị tôi cười: "Em vẽ thế này mà lại bảo là con ngựa à? "

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng ngẩn ngơ trước bến xe: "Chú có thể xem giúp tôi xem mấy giờ có chuyến xe đi miền Đông không? "

Giải đáp:

Các câu hỏi đã cho dược dùng với mục đích:

a. Mẹ yêu cầu con dừng khóc.

b. Diễn đạt sự chê trách.

c. Chị chê em vẽ ngựa không giống ngựa.

d. Bà cụ nhờ cậy người đàn ông giúp mình

Câu 2 (trang 143):

Đặt câu phù hợp với các tình huống cho dưới đây:

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của trường em, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì có một bạn ngồi cạnh em hỏi chuyện. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để đáp lại bạn: chờ xong giờ sinh hoạt chung sẽ nói chuyện.

b) Đến nhà một người bạn cùng lớp, em thấy nhà bạn rất sạch sẽ, đồ đạc được sắp xếp gọn ghẽ và ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen sự gọn gàng của bạn.

c) Trong giờ kiểm tra của lớp, em đã làm sai một bài tập, mãi cho đến khi về nhà em mới nghĩ ra là mình làm sai. Em có thể tự trách bản thân bằng câu hỏi như thế nào?

d) Em và các bạn bàn luận về các trò chơi. Bạn Linh bảo: "Đá cầu là trò thích nhất " Bạn Nam lại nói rằng: "Chơi bi vui hơn. " Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của bản thân: chơi diều cũng rất thú vị.

Giải đáp:

Đặt câu phù hợp với các tình huống bài đã cho

a. Bạn có thể đợi sau giờ sinh hoạt chung chúng mình sẽ trao đổi được không?

b. Tại sao nhà bạn gọn gàng và ngăn nắp thế?

c. Có gì khó gì đâu. Sao mình lại làm sai thế nhỉ?

d. Chơi diều cũng thích đấy chứ các bạn?

Câu 3 (trang 143):

Hãy nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a) Tỏ thái độ khen, chê.

b) Khẳng định/phủ định.

c) Diễn đạt yêu cầu và mong muốn.

Giải đáp:

Nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a. Tỏ thái độ khen/chê:

— Đến nhà một người bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về nhà liền chào hỏi mọi người rất lễ độ. Em khen em bé: Sao em bé ngoan thế nhỉ? , về nhà em của mình rất nghịch và luôn làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức quá phải kêu lên: "Sao em lại phá đồ thế nhỉ? "

b. Khẳng định, phủ định: Một bạn chỉ thích chơi đá bóng. Em nói bạn rằng: "Đánh đàn cũng thú vị đấy chứ? " Thấy vậy bạn em liền bĩu môi: "Đánh đàn thì có gì hay? "

c. Diễn đạt yêu cầu, mong muốn: Em trai em rất tinh nghịch, phá phách và không để em tập trung làm bài. Em bảo: "Em hãy đi chỗ khác chơi đẻ cho chị làm bài được không? "