Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết (trang 33 sgk Tiếng Việt 4)
Câu 1 (trang33):
Tìm các từ:
a) Chứa tiếng " hiền"
b) Chứa tiếng "ác"
Giải đáp:
a) Từ chứa tiếng "hiền" bao gồm: hiền hậu, hiền từ, hiền khô, hiền lương, hiền nhân, hiền lành, hiền triết, hiền minh, hiền sĩ, hiền dịu, dịu hiền hiền tài, hiền thục, ngoan hiền...
b) Từ chứa tiếng "ác" bao gồm: ác độc, ác bá, ác nhân, tàn ác, ác đức, ác hại, ác hiểm, hiểm ác, ác khẩu, ác miệng, ác liệt, ác ôn…
Câu 2 (trang 33): Xếp các từ đã cho vào ô thích hợp trong bảng: áp bức, hiền hậu, chia rẽ, nhân ái, tàn ác, đè nén, che chở, phúc hậu, cưu mang, hung ác, đùm bọc, trung hậu, độc ác, đôn hậu, nhân từ, tàn bạo
Giải đáp:
+ | - | |
Nhân ái, | Nhân hậu, phúc hậu, hiền hậu, nhân từ | Tàn bạo, độc ác, hung ác, tàn ác |
Đoàn kết | Cưu mang, che chở, đùm bọc | Đàn áp, đè nén, áp bức, chia rẽ |
Câu 3 (trang 33): Em chọn từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn (bụt, đất, cọp, chị em ruột) điền vào ô trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ đã cho:
a) Hiền như...
b) Lành như...
c) Dữ như...
d) Thương nhau như...
Giải đáp:
a)Hiền như đất
Hiền như Bụt
b)Lành như Đất
Lành như Bụt
c) Dữ như Cọp
d) Thương nhau như chị em ruột
Câu 4 (trang 34):
Em hiểu nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ sau đây như thế nào?
a) Máu chảy ruột mềm
b) Môi hở răng lạnh
c) Lá lành đùm lá rách
d) Nhường cơm sẻ áo
Giải đáp:
a) "Máu chảy ruột mềm": Có nghĩa là trong anh em, người thân nếu một người gặp nạn thì người khác sẽ cảm thấy đau lòng (nếu là bạn bè chí cốt thì cũng cảm thấy như thế)
b) "Môi hở răng lạnh": nghĩa là trong anh em ruột thịt, hay bạn bè thân thuộc chí cốt phải thương yêu thương đùm bọc che chở lẫn nhau. Không quan tâm bao bọc, giúp đỡ lẫn nhau thì đến một lúc nào đó sẽ không tốt cho cả hai
c) "Lá lành đùm lá rách": Nghĩa là trong lúc gặp khó khăn, người giàu hơn, người có của ăn của để cần giúp đỡ, cưu mang bao bọc những người có hoàn cảnh nghèo khó thể hiện tình nhân ái giữa con người với nhau
d) "Nhường cơm sẻ áo": Nghĩa là thương yêu giúp đỡ, chia sẻ cho nhau mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn
Bài trước: Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật (trang 32 sgk Tiếng Việt 4) Bài tiếp: Tập làm văn: Viết thư (trang 34 sgk Tiếng Việt 4)