Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp (trang 52 sgk Tiếng Việt 4)
Câu 1 (trang 52): Chọn nghĩa phù hợp với mỗi câu tục ngữ dưới đây
Giải đáp:
Phẩm chất quan trọng hơn vẻ đẹp bên ngoài:
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Cái nết đánh chết cái đẹp
Hình thức thông thường thống nhất với nội dung:
Nhìn mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng nó mới ngon
Người thanh nói tiếng cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu
Câu 2 (trang 52): Nêu một trường hợp có thể dùng một trong những câu tục ngữ trong câu 1
Giải đáp:
Em có thể nêu trường hợp như sau:
a) Có một lần chị gái tôi dẫn tôi đi mua giày. Tôi rất thích đôi giày mà bạn Nam mang đi học chiều qua. Đó là đôi giày có kiểu dáng mới. Chị gái tôi bảo: Nhìn nó đẹp và trông có vẻ đẹp đấy nhưng chất lượng thì lại không tốt đâu. Em hãy chọn một đôi giầy loại hàng da thứ thiệt, tuy không bắt mắt lắm nhưng chất lượng bền lắm em ạ! Em đã từng nghe câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" chưa?
b) Chị tôi có một người bạn thân tên là Hương luôn được bạn bè yêu thương, và quý mến lắm. Sau một lần chị Hương đến nhà tôi chơi về, mẹ đã kéo hai chị em tôi lại và nói: "Bấy lâu nay mẹ nghe đồn con Hương tính nết hiền dịu, nết na dễ thương vừa đẹp người lại đẹp nết. Giờ mẹ mới được gặp. Con bé Hương đúng là: "Người thanh nói tiếng cũng thanh, Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu".
Câu 3 (trang 52): Tìm các từ mô tả mức độ cao của cái đẹp.
Giải đáp:
Em bổ sung vào trước hoặc sau những tính từ chỉ cái đẹp những từ chỉ mức độ "rất, tuyệt vời, quá, lắm, tuyệt mĩ, mê hồn, mê li... " - Xinh lắm, rất xinh, xinh quá, đẹp quá, đẹp lắm, đẹp tuyệt vời, tuyệt đẹp, đẹp tuyệt mĩ, đẹp mê li, đẹp mê hồn, đẹp như tiên giáng trần...
Câu 4 (trang 52): Đặt câu với một số từ em vừa tìm được ở trên.
Giải đáp:
- Phong cảnh ở đây tuyệt đẹp.
- Bức tranh này thật tuyệt mĩ.
- Chị ấy đẹp như tiên giáng trần vậy.
- Bà ấy trông rất đẹp lão.
Bài trước: Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (trang 41 sgk Tiếng Việt 4) Bài tiếp: Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (trang 53 sgk Tiếng Việt 4)