Trang chủ > Lớp 4 > Soạn Tiếng Việt lớp 4 > Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (trang 53 sgk Tiếng Việt 4)

Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối (trang 53 sgk Tiếng Việt 4)

Câu 1 (trang 53): Xác định các đoạn văn và nội dung chính của từng đoạn văn đó trong bài văn "Cây trám đen".

Giải đáp:

Bài văn gồm có bốn đoạn và nội dung của từng đoạn được diễn đạt như sau:

a) Đoạn 1: "Ở đầu bản tôi có trồng mấy cây trám đen. Thân cây thẳng và cao vút như những cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây thì mập mạp, nằm ngàn, vươn tỏa rộng như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xòe tròn một chiếc ô có màu xanh ngút ngát. Lá của cây trám đen chỉ to bằng bàn tay em bé lên ba, nhưng dài chừng bằng một gang tay". * Nội dung: Giới thiệu cây trám đen và miêu tả bao quát thân, lá và cành cây trám.

b) Đoạn 2: "Trám đen có 2 loại. Quả trám đen tẻ có kíc thước chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu của nó nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ thường mỏng, cứng và có phần hơi khô xác, không ngon bằng quả trám đen nếp. Trám đen nếp cũng có màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập hơn, mỡ màng hơn, cùi dày có thể bấm ngập móng ngón tay cái mà vẫn không chạm hạt". * Nội dung: Chọn một bộ phận là trái trám và miêu tả những đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt hai loại quả trám: trám nếp và trám tẻ.

c) Đoạn 3: "Cùi trám đen có mùi thơm, bùi và có chất béo. Trám đen rất phù hợp với xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng để chế biến ô mai, hay phơi khô để ăn dần. Người miền núi thường rất thích ăn món trám đen trộn với xôi hay cốm". * Nội dung: Nêu công dụng và lợi ích của quả trám đen.

d) Đoạn 4: Phần còn lại của bài văn. "Chiều chiều tôi thường ra đầu bản và nhìn lên những vòm cây trám nhìn theo đàn chim đang kéo nhau về. Người bản tôi thường nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng trên lưng trời ấy mà đoán được sức gió. Xa quê đã ngót nghét chục năm trời, tôi vẫn nhớ như in những hình ảnh cây trám đen ở đầu bản". * Nội dung: Cảm tưởng của tác giả về cây trám.