Tập đọc: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (trang 49 sgk Tiếng Việt 4)
Bài thơ như một bài hát ru, vần nhịp khá êm ái, nói về những em bé dân tộc thường được mẹ địu trên lưng, đưa đi làm nương cùng mẹ. Mẹ làm lụng vất vả nhưng luôn thương con, thương cả những chú bộ đội đang chiến đấu vì hòa bình của dân tộc. Em bé như mặt trời của mẹ vậy, dù khó khăn vất vả nhưng mẹ vẫn mong em có giấc ngủ ngon, khôn lớn từng ngày.
Câu 1 (trang 49): Em hiểu thế nào là những em bé lớn lên trên lưng mẹ?
Giải đáp:
Theo tập quán của những người phụ nữ vùng núi, đi đâu và làm gì cũng thường địu con theo trên lưng của mình. Lúc em bé ngủ cũng ngủ luôn trên lưng của mẹ nên mới nói "những em bé lớn lên trên lưng mẹ" là như vậy.
Câu 2 (trang 49): Người mẹ miền núi làm những công việc gì? Những việc đó có ý nghĩa thế nào?
Giải đáp:
Đó là những công việc như: giả gạo nuôi lính, gieo hạt trên nương, nuôi con lớn khôn... Những công việc ấy đã góp phần không nhỏ giúp ích cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của cả dân tộc.
Câu 3 (trang 49): Tìm những hình ảnh đẹp thể hiện tình thương và niềm hy vọng của người mẹ đối với con của mình
Giải đáp:
Đó là những hình ảnh như: Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ con nghiêng. Mồ hôi mẹ rơi má con nóng sốt. Vai mẹ gầy nhấp nhô thành gối, Lưng đưa nôi và trái tim hát thành lời. Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng. Tương lai con lớn vung chày lún sâu.
Câu 4 (trang 49): Theo em cái đẹp diễn đạt trong bài thơ này là gì?
Giải đáp:
Theo em đó là vẻ đẹp của người mẹ nơi vùng núi: đẹp cả trong tình thương yêu con cái, đẹp trong sự tần tảo lao động sớm khuya, đẹp trong tình yêu tổ quốc bao la.
* Nội dung: Bài thơ ca tụng tình thương con, yêu nước sâu sắc của người mẹ nơi vùng núi. Hăng hái tham gia lao động sản xuất làm ra lúa gạo, vật chất để nuôi quân đánh giặc giải phóng quê hương đất nước.
Bài trước: Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (trang 47 sgk Tiếng Việt 4) Bài tiếp: Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối (trang 41 sgk Tiếng Việt 4)