Tập đọc: Dòng sông mặc áo (trang 119 sgk Tiếng Việt 4)
Bài thơ đã miêu tả vẻ đẹp của dòng sông vào mỗi thời khắc trong ngày, như người ta mặc chiếc áo. Ban ngày nắng lên dòng sông ửng hồng, trưa về thì xanh thẳm, chiều về sông lại có màu vàng của ráng chiều, còn khi màn đêm buông xống thì sông lung linh ánh sáng trăng. Khuya, sông có màu đen kịt, nhưng sáng ra thì tràn ngập hương thơm của hoa.
Câu 1 (trang 119): Tại sao tác giả nói là dòng sông "điệu"?
Giải đáp:
Vì dòng sông luôn đổi thay màu sắc giống như con người mặc những chiếc áo có màu sắc khác nhau để làm duyên làm dáng.
Câu 2 (trang 119): Màu sắc của dòng sông đã có thay đổi như thế nào trong một ngày?
Giải đáp:
Có thể nói trong một ngày dòng sông đã có thay đổi màu sắc nhiều lần:
- Nắng lên thì giống chiếc áo lụa đào tha thướt, đến trưa thì có xanh như màu của chiếc áo mới may, chiều tối thì có màu "hây hây ráng vàng", đến tối thì lại khoác lên mình chiếc áo nhung tím thêu trăm ngàn sao lên, về đêm sông mặc chiếc áo đen, sáng ra lại mặc chiếc áo có đầy hoa. Màu áo của sông thay đổi tương ứng với các khoảng thời gian trong ngày.
Câu 3 (trang 119): Cách nói "dòng sông mặc áo màu" có gì hay?
Giải đáp:
Cách nói "dòng sông mặc áo" là một cách nói nhân hóa để làm cho dòng sông giống như con người, cũng biết làm duyên làm điệu, tạo nên sự gần gũi đối với con người.
Câu 4 (trang 119): Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Tại sao?
Giải đáp:
Có thể nói trong bài thơ này, có rất nhiều hình ảnh đẹp và hình ảnh nào cũng đem lại cho em một cảm giác thích thú và cuốn hút. Ví dụ: hình ảnh "sông mặc chiếc áo lụa đào" gợi cho em một cảm giác về một dòng sông dịu dàng, êm trôi và tươi mát. Hay hình ảnh "Chiều trôi thơ thẩn những áng mây - Mặc lên màu áo hây hây ráng vàng" đã gợi lên một sự yên ả, lặng lẽ của dòng trông trong thời điểmbuổi chiều tĩnh lặng sắp tàn nhường chỗ cho hoàng hôn huyền ảo sắp đến v. v...
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương qua đó cũng thể hiện tình cảm tha thiết của tác giả đối với dòng sông nơi mình sinh sống.
Bài trước: Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (trang 117 sgk Tiếng Việt 4) Bài tiếp: Tập làm văn: Luyện tập quan sát con vật (trang 120 sgk Tiếng Việt 4)