Tập đọc: Tuổi ngựa (trang 150 sgk Tiếng Việt 4)
Bài thơ là cuộc trò chuyện giữa hai mẹ con. Mẹ nói em bé tuổi ngựa nên không bao giờ ngồi im một chỗ. Em bé mơ mình sẽ đi đến nhiều nơi, khám phá rất nhiều điều. Dù đi nhiều nơi nhưng em vẫn luôn nhớ mẹ và tìm về với mẹ.
Câu 1 (trang 150): Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào?
Giải đáp:
Bạn nhỏ trong bài tuổi Ngựa. Mẹ bảo bạn ấy tuổi Ngựa nên hay đi. Tuổi ngựa nên không chịu ở yên một chỗ.
Câu 2 (trang 150): "Ngựa con" theo ngọn gió rong đi chơi ở những đâu?
Giải đáp:
"Ngựa con" theo ngọn gió rong chơi qua các vùng miền đất nước, từ miền trung du cây cối xanh ngắt, rồi qua những cao nguyên đất đỏ, những cánh rừng đại ngàn đan triền núi đá. "Ngựa con" mang về cho mẹ mình gió của trăm miền.
Câu 3 (trang 150): Điều gì đã quyến rũ "ngựa con" khi dạo chơi trên những cánh đồng hoa?
Giải đáp:
Đó là màu sắc trắng lóa của hoa mơ, mùi thơm ngạt ngào của những bông hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng có tràn đầy hoa cúc dại... Đã quyến rũ "ngựa con".
Câu 4 (trang 150): Trong khổ thơ cuối của bài, "ngựa con" đã nhắn nhủ mẹ điều gì?
Giải đáp:
Trong khổ thơ cuối của bài, "ngựa con" đã nhắn nhủ mẹ rằng: tuy con tuổi Ngựa, con phải đi nhưng mẹ chớ buồn phiền mà hãy yên tâm vì dù có cách núi rừng hay sông biển, con vẫn nhớ đường tìm về bên mẹ.
Câu 5 (trang 150): Nếu được vẽ một bức tranh minh họa lại bài thơ này, em sẽ vẽ thế nào?
Giải đáp:
Nếu yêu cầu vẽ một bức tranh minh họa cho bài thơ này em sẽ vẽ như thế nào? Học trò tự phát biểu.
Ví dụ: Vẽ một cậu bé đang phi ngựa trên một cánh đồng đầy hoa, hướng về một ngôi nhà có hình ảnh người mẹ đang ngồi trông chờ con.
Nội dung: Cậu bé tuổi Ngựa rất hích bay nhảy, thích ngao du khắp nơi, nhưng cậu luôn yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ về người mẹ của mình.
Bài trước: Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc (trang 148 sgk Tiếng Việt 4) Bài tiếp: Tập làm văn: Luyện tập miêu tả đồ vật (trang 151 sgk Tiếng Việt 4)